Trong thời đại 4.0, chúng ta có thể tìm kiếm mọi thứ bởi chỉ 1 cú click, dù đó Google hay Facebook, Twitter. Nhưng Vietcetera tin rằng, những cuốn sách luôn ẩn chứa những tài nguyên và tri thức vô tận. Sách vở luôn là món ăn tinh thần, kết tinh những tri thức và gợi nguồn cảm hứng lớn lao. Vì thế, chúng tôi đọc sách mỗi tuần; và mượn nó để trò chuyền với thính giả về cuộc sống, văn hóa, nghệ thuật với những ý tưởng, vấn đề ai cũng tò mò muốn biết.
#12 Những điều tôi nói về trầm cảm
3 cuốn sách thảo luận: Quả chuông ác mộng (Sylvia Plath), Đại dương đen (Đặng Hoàng Giang), Những điều giữ tôi còn sống (Matt Haig).Vấn đề tâm lý và trầm cảm luôn là một chủ đề còn nhiều điều bỏ ngỏ và khó nói, nhưng ở tập podcast này, chúng mình đã mạnh dạn lựa chọn nó làm nội dung chính. Chính vì thế, có thể trong những đoạn ngắn của tập này, bạn sẽ cảm thấy bị khơi dậy những nỗi đau, hay nỗi buồn mà mình đã từng cố gắng vượt qua. Nhưng sau cùng, chúng mình vẫn mong bạn tìm được sự an ủi và xoa dịu ở những đoạn chia sẻ mà chúng mình cố gắng lựa chọn, để có thể thấy được những tia sáng le lói, dịu dàng nhất.Bởi vì, thế giới này sẽ không biến mất đi đâu cả, hãy cố gắng trụ vững nếu có thể thôi. Cũng giống như 2 host Phan Chung và Thư Vũ, chúng mình tin rằng, cuộc sống luôn xứng đáng với nỗ lực này.Thông tin tác giảSylvia Plath là một nhà thơ, nhà văn Mỹ. Người đời thường so sánh thơ của Plath với loại “thơ xưng tội”. Sylvia Plath được coi là một nhà thơ nữ đặc sắc của Mỹ trong thế kỷ 20, được trao giải Pulitzer – một điều hiếm thấy trong lịch sử của giải thưởng vốn chỉ trao cho những người còn sốngĐặng Hoàng Giang là một người ủng hộ, một nhà nghiên cứu về xã hội dân sự và là một nhà nghiên cứu quản trị. Ông có rất nhiều cuốn sách đã được xuất bản ở Việt NamMatt Haig là tác giả người Anh. Nhiều tác phẩm của ông liên tục là best-seller, riêng cuốn tự truyện Những điều giữ tôi còn sống từng nằm trong top sách bán chạy 46 tuần liên tiếp tại Anh.
6/24/2022 • 32 minutes, 40 seconds
#11 Một thoáng rực rỡ… tuổi trưởng thành
3 cuốn sách thảo luận trong tập này chính là:- Bắt trẻ đồng xanh - J.D. Salinger- Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian - Ocean Vuong- Người đua diều - Khaled HosseiniMọi người hay nói, theo thời gian chúng ta ai rồi cũng phải lớn lên và học cách trưởng thành. Trưởng thành sẽ được ngắm thế giới ở nhiều góc nhìn khác nhau, mặc dù đó là một chặng đường gian lao nhưng khi vượt qua rồi thì bạn sẽ hiểu được bài học của những thử thách đó. Người lớn không được khóc, phải mạnh mẽ trưởng thành dũng cảm đi trên con đường mà mình đã chọn.Chúng mình thì đồng tình với vế đầu, là trưởng thành để ngắm nhìn thế giới ở nhiều góc khác nhau, nhưng không có nghĩa chúng ta không được khóc hay bắt buộc phải mạnh mẽ. Trong tập podcast này, hãy cùng 2 host Phan Chung, Thư Vũ nghĩ về tuổi trưởng thành qua 3 cuốn sách trong tập podcast Nói Có Sách này nhé.Thông tin về tác giả:- J.D. Salinger là một nhà văn người Mỹ, nổi tiếng với tiểu thuyết Bắt trẻ đồng xanh cũng như với cá tính khép kín của mình. Từ năm 1965, ông không còn xuất bản bất cứ tác phẩm nào, và không xuất hiện trên các bài phỏng vấn từ năm 1980.- Ocean Vuong là một nhà thơ, nhà tiểu luận và tiểu thuyết gia người Mỹ gốc Việt. Năm 2016, anh nhận được Giải thưởng Whites. Năm 2017, Night Sky With Exit Wounds đã đưa anh thành nhà thơ thứ hai giành Giải thưởng TS Eliot với tập thơ đầu tiên.- Khaled Hosseini là một tiểu thuyết gia và dược sĩ người Hoa Kỳ. Tên tuổi ông trở nên nổi tiếng nhờ hai cuốn tiểu thuyết đầu tay của mình, Người đua diều và Ngàn mặt trời rực rỡ bán được 38 triệu bản trên toàn thế giới.
6/17/2022 • 26 minutes, 49 seconds
#10 Gọi nhau bằng tên yêu
3 cuốn sách thảo luận: Gọi em bằng tên anh (André Aciman), Carol (Patricia Highsmith), Một Con Người (Christopher Isherwood )Chúng ta không phải là những bản nhạc viết ra chỉ cho một nhạc cụ. Anh không phải, và em cũng thế." André Aciman đã viết như thế trong Call Me By Your Name, một trong những tiểu thuyết về đề tài tình yêu đồng tính được độc giả toàn cầu yêu thích.Càng đi sâu vào khía cạnh tâm tư con người, bóc tách nỗi cơ đơn và những khát khao yêu thương, các tiểu thuyết về chủ đề LGBTQA+ đã hòa vào một bản nhạc của thứ tình yêu không biên-giới. Mọi cảm xúc đều đáng nâng niu, mọi tình yêu đều đáng được trân trọng. Nhân tháng Pride Month, hãy cùng 2 host Phan Chung, Thư Vũ suy tưởng về chủ đề Yêu không biên giới qua 3 cuốn sách trong tập podcast Nói Có Sách này nhé.Thông tin tác giả:Christopher Isherwood (1904-1986): Là một tiểu thuyết gia người Mỹ gốc Anh. Ông có những đnsg góp tích cực trong hong trào đấu tranh quyền lợi cho người đồng tính với hơn 40 tác phẩm được xuất bản rộng rãi trên toàn thế giới. Các tác phẩm tiêu biểu của Christopher Isherwood phải kể đến gồm Chuyện ở Berlin, Hoa tím ngày xưa, Một con người.André Aciman (1951 - ): Là nhà văn, nhà viết tiểu luận văn chương và học giả người Mỹ gốc Ai Cập. Ông nổi tiếng nhất với tác phẩm Call me by your name (Gọi em bằng tên anh) và một số cuốn sách như Out of Ygypt, tiểu thuyết thuyết như Harvard Square, Eight White Nights.... Aciman hiện là giáo sư văn học so sánh tại Graduate Center thuọc UNY.Patricia Highsmith (1921 - 1995): Là một nhà văn trinh thám nổi tiếng của Mỹ. Viết văn từ những năm trung học và sớm đạt được thành công. Bà từng nhận được giải thưởng danh giá Grand Prix de Littérature Policière cuaar Pháp. Patricia được xem là người cô độc trong văn đàn Mỹ, dù viết nhiều về trinh thám nhưng lại khiến độc giả cuốn hút bằng tiếng nói mạnh mẽ về con người và tình yêu trong Carol, một tiểu thuyết về đề tài đồng tính nữ.
6/10/2022 • 31 minutes, 12 seconds
#9 Ta đã yêu cha mẹ đủ nhiều?
3 cuốn sách thảo luận trong tập này: Thư gửi bố (Franz Kafka), Thư chết (Linda Lê), Hãy chăm sóc mẹ (Shin Kyung-sook).“Năm tháng vẫn mãi trôi, thời gian không trở lại. Bạn chẳng bận rộn như bạn nghĩ, năm tháng cũng không dài như bạn tưởng. Rồi một ngày, bố mẹ bạn sẽ già đi.” Tình yêu của cha mẹ dành cho con cái không nơi nào không hiện hữu. Tình yêu ấy bao la, không lẫn chút tạp chất, không đòi hỏi báo đáp, luôn được cho đi vô điều kiện. Còn chúng ta càng lớn, dường như trái tim càng nhỏ đi, mấy phần trong trái tim chúng ta hướng về mẹ cha nữa?Tình cảm gia đình là điều vô cùng thiêng liêng và gần gũi với mỗi chúng ta. Có lẽ cũng vì thế mà đề tài gia đình luôn là nguồn cảm hứng cho các nhà văn, nhà thơ. Hãy cùng 2 host Phan Chung, Thư Vũ trở lại tuổi thơ qua 3 cuốn sách trong tập podcast này nhé.Thông tin tác giả:Franz Kafka: là một nhà văn lớn viết truyện ngắn và tiểu thuyết bằng tiếng Đức, được giới phê bình xem như một trong những tác giả có ảnh hưởng nhất thế kỉ 20.Linda Lê: là một trong những nữ nhà văn nổi bật tại Pháp. Bà sinh tại Đà Lạt, sang Pháp khi 14 tuổi cùng mẹ. Được biết tới tại Pháp năm 1992 với tập truyện Phúc âm tội ác, sau đó, những tác phẩm khác của bà luôn được đón nhận.Shin Kyung-sook: sinh năm 1963 tại tỉnh Jeolla, Hàn Quốc, là một nữ nhà văn, tiểu thuyết gia người Hàn Quốc trở nên nổi tiếng khắp thế giới năm 2009 với tiểu thuyết Hãy Chăm Sóc Mẹ.
6/3/2022 • 28 minutes, 24 seconds
#8 Vì có chúng em nên đời sống không già
Nghĩ về tuổi thơ, chúng ta hay nhớ đến những trưa trốn ngủ đi chơi, mùa hè đi bắt ve sầu và thả diều bên những triền sông lộng gió. Một tuổi thơ khá hồn nhiên và dễ chịu. Nhưng liệu rằng, ấu thơ có đơn thuần là những hồn nhiên? Liệu còn có khó khăn và thử thách nào, những hoàn cảnh và khắc nghiệt ra sao?Nhân ngày quốc tế thiếu nhi sắp đến, hãy cùng 2 host Phan Chung, Thư Vũ trở lại tuổi thơ qua 3 cuốn sách, để cùng tin là vì có trẻ thơ, có những nhà văn viết cho trẻ, có những lăng kính trẻ thơ nên đời sống luôn trẻ ra, thế giới thêm niềm vui, xoá đi những lo âu dài. Và cũng để chúng ta biết tin vào muôn sự tốt lành trong cuộc đời này. 3 cuốn sách thảo luận:Hoàng tử bé - Antoine de Saint-ExupéryVừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ - Nguyễn Ngọc ThuầnCây cam ngọt của tôi - José Mauro De VasconcelosThông tin tác giả:Antoine de Saint-Exupéry: nhà văn, một phi công người Pháp. Một tác giả có thể nói là độc nhất vô nhị trong lịch sử văn học thế giới khi là một phi công, một người lính, nhưng lại có đôi mắt và tâm hồn của nhà thơ. Tác phẩm “Hoàng Tử Bé” của ông đã trở thành một tác phẩm kinh điển hiện đại.Nguyễn Ngọc Thuần: nhà văn trẻ đầy triển vọng ở thể loại văn xuôi đương đại, là thành viên của Hội nhà văn Việt Nam. Ông đã bước lên đỉnh cao thành công của văn chương, với hàng loạt các giải thưởng về văn học.José Mauro De Vasconcelos là nhà văn người Brazil. Sinh ra trong một gia đình nghèo ở ngoại ô Rio de Janeiro, lớn lên ông phải làm đủ nghề để kiếm sống. Nhưng với tài kể chuyện thiên bẩm, trí nhớ phi thường, trí tưởng tượng tuyệt vời cùng vốn sống phong phú.
5/27/2022 • 21 minutes, 45 seconds
#7 Nghĩ cạnh đôi vần thơ
Năm 2017, khi Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ, hàng triệu người cũng gọi đó là ngày American Idiot thêm một lần nữa thành hiện thực, và sau đó, hàng triệu triệu người tìm đến thơ ca. Tờ Huffington Post thậm chí còn đăng một bài báo: 18 bài thơ giúp bạn vượt qua những thời đại bất an. Người ta nhắc lại Emily Dickinson, và cả Maya Angelou nữa. Hay một bài thơ của Wendy Cope cũng được tất cả cùng chia sẻ.Không biết thơ ca có thật sự giúp mọi người vượt qua được những thời đại bất an hay không, nhưng chúng ta vẫn luôn đọc thơ, và cần thơ, theo một cách nào đó. Bởi, như Ocean Vuong từng nói, với thơ, chúng ta được mặc kệ thời gian.Thông qua 3 cuốn sách, Phan Chung và Thư Vũ - 2 host của tập podcast này, muốn nhắc lại một điều, rằng chức năng lớn nhất của thơ ca (dù không hữu ích cho ai), luôn đẹp đẽ và chân thành, trong một thế giới có quá nhiều biến động và chia rẽ như thế này. 3 cuốn sách đó là:Thơ cần thiết cho ai? Nguyễn Đức TùngGió và tình yêu thổi trên đất nước tôi - Lưu Quang VũSữa và mật - Rupi KaurThông tin tác giảNguyễn Đức Tùng: hiện sống và viết ở Canada, nổi bật trong tư cách một nhà nghiên cứu phê bình, đã xuất bản 3 tập tiểu luận: “Thơ đến từ đâu”, “Thơ cần thiết cho ai”, “40 năm thơ Việt hải ngoại”.Lưu Quang Vũ: nhà văn, nhà biên kịch xuất sắc của nền văn học hiện đại. Mặc dù chỉ hoạt động trong nghệ thuật 10 năm thế nhưng khối lượng tác phẩm Lưu Quang Vũ để lại khiến cho nhiều người phải nể phục.Rupi Kaur: nhà thơ, họa sĩ minh họa và tác giả người Ấn Độ-Canada. Kaur đã trở nên nổi tiếng trên Instagram và Tumblr bằng cách chia sẻ những bài thơ ngắn kèm theo những bức ảnh của cô ấy.
5/20/2022 • 26 minutes, 31 seconds
#6 Những suy tưởng về cái đẹp
Đời sống thẩm mỹ tuy rất phong phú đa dạng nhưng chủ yếu quay quanh cái đẹp. Cái đẹp là cái phổ biến. Nó có mặt ở khắp nơi: trong tự nhiên, trong xã hội và trong nghệ thuật. Ở đâu có hoạt động của con người ở đấy có cái đẹp: bầu trời đẹp, cành hoa đẹp, cuộc sống đẹp, cái nhà đẹp, chiếc áo đẹp, công việc đẹp, hành động đẹp, tư tưởng đẹp, khuôn mặt đẹp…Cái đẹp như là thước đo, là chuẩn mực đi kèm liền bên cạnh cái chuẩn mực thước đo khác trong đời sống con người. Để cùng suy tưởng về cái đẹp và bàn luận về nó, hãy cùng lắng nghe tập podcast Nói Có Sách lần này với 2 host Phan Chung và Thư Vũ qua 3 cuốn sách:50 câu hỏi mỹ học đương đại - Marc JimenezThế mà là nghệ thuật ư? - Cynthia FreelandCâu chuyện nghệ thuật - E.H.Gombrich Thông tin tác giảMarc Jimenez là giáo sư tại Đại học Paris I, giảng dạy tại khoa Nghệ thuật tạo hình và khoa học nghệ thuật. Ông đã tham gia nhiều hội thảo tại Pháp cũng như các nước khác và hợp tác thường xuyên với nhiều tạp chí nghệ thuật.Cynthia Freeland là giáo sư khoa Tâm lý học tại University of Houston, Texas. Bà đã từng xuất bản rất nhiều cuốn sách khác nhau về nghệ thuậtErnst Gombrich sinh ra ở Vienna vào năm 1909 và trở thành thành viên của Viện Warburg ở London vào năm 1936, Gombrich giữ chức vụ là giám đốc và giáo sư chuyên về Lịch sử Truyền thống Cổ điển ở Đại học London từ năm 1959 đến khi về hưu. Ông được phong hàm Hiệp sĩ năm 1972 và được trao Huân chương Công trạng năm 1988, cùng rất nhiều những giải thưởng và danh hiệu khác.
5/13/2022 • 24 minutes, 55 seconds
#5 Giới, từ rắc rối tới bình đẳng
Có bao giờ bạn tự đặt những câu hỏi về giới tính như taại sao lại có phái manh và phái yếu? Cán cân quyền lực giữa đàn ông và phụ nữ trong xã hội? Bản dạng giới và trình hiện giới là gì?Bạn biết gì về phân biệt/bình đẳng giới? Các phong trào nữ quyền, lý thuyết queer đang tác động gì đến ánh nhìn về bình đẳng giới ngày nay?Với 3 cuốn sách được lựa chọn trong tập podcast Nói Có Sách lần này, host Phan Chung và Thư Vũ sẽ cùng thính giả đi tìm câu trả lời về rắc rối và bình đẳng giới.Lịch Sử Vú - Marilyn YalomNam Nữ Bình Quyền - Đặng Văn BảyRắc rối giới - Judith ButlerThông tin tác giả:Marilyn Yalom (1932-2019) là giáo sư Pháp ngữ và văn học so sánh cũng như từng là giám đốc của CROW, tiền thân Viện Nghiên cứu Giới Clayman (Clayman Institute for Gender Research) của Đại học Stanford. Bà còn là nhà diễn thuyết nổi tiếng và tác giả của nhiều tác phẩm, bài viết về văn học và lịch sử phụ nữ. Lịch sử Vú là một trong những tác phẩm nổi bật và được tìm đọc nhiều nhất của Marilyn Yalom.Đặng Văn Bảy (hay còn được gọi là Hoành Sơn, 1903-1983) là Giáo sư, và từng giữ chức Chủ tịch Đoàn Văn hóa kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ. Cả cuộc đời ông dạy học, và là một trong những người bàn về bình đẳng giới rất sớm tại Việt Nam. Tác phẩm Nam nữ bình quyền của tác giả ra mắt năm 1928 là tiếng nói có giá trị về vấn đề bình đẳng giới của Việt Nam đến tận cả ngày nay.Judith Butler (1956 - ) là nhà triết học và lý thuyết giới người Mỹ. Bà có ảnh hưởng đến triết học chính trị, đạo đức, đặc biệt là lĩnh vực về nữ quyền, lý thuyết queer. Butler luôn ủng hộ một cuộc đời đáng sống dành cho con người, đặc biệt là phụ nữ, người không theo quy chuẩn giới thông thường và thuộc nhóm thiểu số về tình dục.
5/6/2022 • 24 minutes, 57 seconds
#4 Phụ nữ không phải nữ phụ
Những cách thấy - John BergerChiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ - Svetlana AlexievichChuyện người tùy nữ - Margaret ArtwoodMargaret Atwood - một trong những nữ nhà văn lớn cho rằng, khi cầm bút, cũng giống như nhiều nhà văn khác, bà đang “thách thức lại những ý niệm của những người phụ nữ. Cũng như những người đàn ông khác – những tư tưởng vốn được cho là phù hợp, để nói những điều nữ giới chưa từng có cơ hội để nói.”Vậy, những điều nữ giới chưa từng có cơ hội để nói là những gì? Là dễ bị lãng quên/ không được nhắc đến/ vắng mặt? Hay phải chăng là phân biệt giới/ định kiến giới ảnh hưởng đến tiếng nói của họ trong xã hội? Hay đơn giản chỉ là, vị thế của người phụ nữ và người đàn ông, trong cán cân quyền lực của xã hội từ trước đến nay vốn chẳng rõ ràng?Với 3 cuốn sách được lựa chọn trong tập podcast Nói Có Sách hôm nay, hãy cùng host Phan Chung và Thư Vũ đi tìm dáng hình và ảnh hưởng của những người phụ nữ trong đời sống và xã hội nhé.
4/29/2022 • 28 minutes, 32 seconds
#3 Một lời biện hộ cho tình yêu
Luận Về Yêu - Alain de BottonThư tình gửi một người - cố nhạc sĩ Trịnh Công SơnNgười tình - Marguerite DurasTrong tác phẩm The Symposium, triết gia Plato cho rằng con người khi sinh ra có bốn tay, bốn chân, bốn mắt, mai khuôn mặt. Nhưng do con người quá tai quái, thượng đế đã quyết định bẻ con người làm đôi. Cũng từ đó, con người lúc nào cũng phải đi tìm mảnh nửa kia của mình để ghép lại. Mảnh ghép đó là duy nhất và vừa khít, nên nếu nghĩ theo chiều hướng của câu chuyện này, ngoài kia sẽ luôn có một nửa giúp ta toàn vẹn và ngược lại. Tuy nhiên, không phải cứ ghép thì sẽ thành đôi, và đó cũng chính là khi ta bắt đầu có những vấn đề khó kiểm soát hơn...như nỗi tương tư, niềm hạnh phúc, hay sự đau lòng.Với 3 cuốn sách được lựa chọn trong tập podcast Nói Có Sách hôm nay, hãy cùng host Phan Chung và Thư Vũ nói về chủ đều tình yêu, cụ thể hơn là về nỗi tương tư nhé!
4/22/2022 • 27 minutes, 14 seconds
#2 Ta sinh ra từ nỗi cô đơn
Đám đông cô đơn - David Riesman Nỗi cô đơn của các số nguyên tố - Paulo Giordano Rừng Na Uy - Haruki Murakami”Con người lớn lên trong nỗi cô đơn.” Theo TS. Gretchen Rubin, nỗi cô đơn được chia thành 3 nhóm lớn là cô đơn xã hội, cô đơn cảm xúc và cô đơn hiện sinh.Trong nghệ thuật và văn chương, nỗi cô đơn cũng là một đề tài vàng thường xuyên được khai thác. 3 Cuốn sách được lựa chọn để bàn luận trong tập 2 của Nói Có Sách đều mang một điểm chung, đó là nỗi cô đơn đôi khi đến cùng cực trên con đường trưởng thành của những người trẻ. Hãy cùng host Phan Chung và Thư Vũ - Editor tại Vietcetera nói về nỗi cô đơn nhé!
4/16/2022 • 20 minutes, 29 seconds
#1 Hoài niệm ký ức để chữa lành
Vật chất và ký ức của Henry Berson; Trời đêm và những vết thương xuyên thấu của Ocean Vương;Đời nhẹ khôn kham của Milan Kundera;“Ký ức là cuốn nhật ký tất cả chúng ta đều mang theo bên mình". Không chỉ ở văn chương, ký ức còn được nghiên cứu và thuật lại từ rất nhiều khía cạnh như khoa học, triết học, hay tâm lý. Với 1 cuốn sách tâm lý, 1 tập thơ và 1 cuốn tiểu thuyết, hãy cùng host Chu Nguyễn và Thư Võ - Editor tại Vietcetera bàn luận về chủ đề ký ức nhé.