Đối thoại là kênh podcast về các vấn đề xã hội của người trẻ Việt trong và ngoài nước, dẫn bởi 2 bloggers trẻ: Trang và Xê. Cùng đồng hành với bọn mình trong hành trình bàn luận và khám phá về những khía cạnh từ quen đến lạ, từ nhỏ đến to của cuộc sống thường ngày, và biết đâu từ đó có thể kích thích trí tò mò và mở rộng thế giới quan của cả người nghe lẫn người làm podcast.
SS2 - 6| Khủng hoảng hiện sinh hay “sướng quá rửng mỡ”?
Năm 2019, trang Dictionary.com đã chọn “Existential crisis” - Khủng hoảng hiện sinh là từ của năm (“Word of the Year”). Sau rất nhiều các cuộc khủng hoảng, từ khủng hoảng kinh tế, y tế cho đến khủng hoảng nghề nghiệp hay khủng hoảng tuổi trung niên, con người vẫn quay về với câu hỏi muôn thuở: “Vì sao ta sống?”
Ốm đau thì có sinh học và hóa học hỗ trợ bằng thuốc men, trầm cảm thì có tâm lý học giải nghĩa ra những dấu hiệu, nhưng khủng hoảng hiện sinh thì ta vẫn chưa biết nên tìm ai, nên lên chùa hay nên ngồi đọc sách triết học, nên ra ngoài khai phá hay ngồi im tự ngẫm nghĩ. Số podcast này Trang và Xê sẽ cuộc nói chuyện về chủ đề này.
5/24/2023 • 32 minutes, 50 seconds
SS2 - 5| Bạn xã giao, bạn thân, bộ lạc thành thị và làm sao để giữ các mối quan hệ khi trưởng thành.
Ở số này, Trang và Xê sẽ chia sẻ về những mối quan hệ, những khái niệm hay ho như "bộ lạc thành thị", "weak tie, strong tie" hay "giỏ quan hệ" và hồi tưởng về hành trình hai bọn mình từ bạn xã giao thành co-host của Đối Thoại.
Cuộc sống của người trưởng thành không chỉ có các mối quan hệ thân thiết mà còn cả các mối quan hệ xã giao, những mối quan hệ công việc, vậy thì làm sao để giữ các mối quan hệ thân thiết và không bị burn out bởi các mối quan hệ xã giao?
Các bạn hăy lắng nghe số podcast này nhé.
3/5/2023 • 43 minutes, 38 seconds
SS2 - 4| Khi nào nên từ bỏ?
Thu số podcast này vào dịp cuối năm, Trang và Xê đã có dịp ngồi xuống để bàn luận về việc vì sao bỏ cuộc không phải là một điều xấu mà còn là một kĩ năng cần thiết trên hành trình trưởng thành của người trẻ. Đây cũng là số Trang và Xê chia sẻ về những cú quay xe lớn nhất đời, những định nghĩa khác của ước mơ và giá trị của việc buông bỏ. Các trích dẫn được sử dụng trong podcast:
- Sách "Con đường Hồi giáo" - tiến sĩ Nguyễn Phương Mai
- Sách Startup Nation - Dan Senor & Saul Singer
- Sách "Rethinking" của Adam Grant
- Sự khác biệt của mục đích (goal) và mục tiêu (purpose)
2/6/2023 • 49 minutes, 44 seconds
SS2 - 3| Tự tin đến từ đâu
Lần cuối cùng bạn làm điều gì lần đầu tiên là khi nào? Và làm sao bạn có sự tự tin để thử nghiệm những điều mới trong cuộc sống?
Cùng Trang và Xê bàn về Tự tin nhé ;)
Chúc các bạn một năm 2023 thật nhiều điều mới mẻ, và luôn tin tưởng vào chính bản thân mình nhé.
Một số tài liệu có thể tham khảo:
Richard Petty on Confidence
Tìm hiểu thêm về Exposure Therapy
Outliers của Malcom Gladwell
Cheers!
1/12/2023 • 38 minutes, 9 seconds
SS2 - 1| Năng suất nữa, năng suất mãi, và câu chuyện Burnout
Chào mừng mọi người đã quay trở lại với Đối thoại. Trong lần này, Trang và Xê sẽ đề cập về burn out, từ chính kinh nghiệm của bản thân chúng tớ nhé.
9/21/2022 • 48 minutes, 34 seconds
14| Đầu tiên là tiền đâu? - Chuyện tài chính tuổi 20s
Hey mọi người, chị em chúng mình trở lại sau đợt nghỉ Tết rồi. Hy vọng mọi người ăn Tết thật vui hen.
Mở đầu năm mới với câu chuyện tài chính cá nhân ở tuổi 20s. Mọi người cùng lắng nghe nhé.
2/17/2022 • 39 minutes, 57 seconds
13| Nước mắt, EQ và cách quản lí cảm xúc chốn công sở
Con người là sinh vật được tạo nên bởi cảm xúc, mỗi chúng ta đều có đến tám loại cảm xúc cơ bản: Vui vẻ, Buồn bã, Sợ hãi, Chán ghét, Giận dữ, Ngạc nhiên, Hy vọng, và Tin tưởng. Tuy nhiên, trong môi trường công sở, những cảm xúc tiêu cực như Buồn bã, Chán ghét hay Giận giữ thường không được hoan nghênh, thậm chí việc thể hiện những cảm xúc này còn bị coi là kém chuyên nghiệp. Là hai người trẻ đang cố gắng phát triển sự nghiệp mà không bị đánh mất những khía cạnh cảm xúc của mình, Trang và Xê đã có một cuộc trò chuyện thú vị về nước mắt, EQ và cách thể hiện cảm xúc đúng cách chốn văn phòng.
Chúc mừng năm mới!
1/17/2022 • 34 minutes, 59 seconds
12| Công việc có yêu lại bạn không?
Thời đại bây giờ hầu như người trẻ nào cũng gắn liền danh tính của mình với công việc/ sự nghiệp. Các tập đoàn và công ty cũng biết rõ điều này và dường như đang dùng chiêu bài "do what you love, love what you do" để khiến nhân viên tình nguyện cống hiến nhiều hơn mức lương được trả một cách tình nguyện. Là hai người trẻ đều đang sống trong kiếp "đầy tớ tư bản", Trang và Xê đã có một cuộc trò chuyện thú vị về chủ đề này, cũng như chia sẻ về quan điểm sống trong chuyện duy trì "work life balance". Các bạn hãy lắng nghe episode thứ 12 của Đối Thoại nhé.
11/23/2021 • 39 minutes, 37 seconds
11| Một nghề cho chín có hơn chín nghề? ft Huy Hoàng Đào
Cùng khách mời đầu tiên của Đối thoại - Nghệ nhân Calligraphy quốc tế - Huy Hoàng Đào.
Trong lần quay lại này, Trang và Xê sẽ thử sức với 1 format khác để bàn luận về chủ đề đa tài nhưng không quá giỏi về bất cứ lĩnh vực gì.
Cảm ơn bạn Nhật Lệ đã gợi ý chủ đề ;)
11/7/2021 • 54 minutes, 4 seconds
10| Được Công Nhận
Ở tập thứ 10 (vâng chúng tôi đã lê lết đến tập 10!), Trang và Xê sẽ bàn về xu hướng tìm kiếm sự công nhận từ bên ngoài của chúng mình - tại sao, validation n ào tốt, validation nào xấu. Cùng nghe và đánh giá podcast của bọn tớ nhe!
Cách ví dụ được đề cập trong podcast:
Cha mẹ thay đổi - cây gậy và củ cà rốt
The Social Dilemma - phim tài liệu về cách vận hành của social network
Hometown Chachacha - bộ phim cực Chill của Hàn
10/18/2021 • 26 minutes, 42 seconds
9| Plan B?
Trong tập 9 này, Trang & Xê sẽ bàn về việc liệu có nên “được ăn cả, ngã về không” trong sự nghiệp, tình yêu và cuộc sống. Đây là tập “come back” của Đối Thoại sau gần một tháng lặn mất tăm do đời sống cá nhân bận rộn của hai hosts, cảm ơn sự kiên nhẫn của mọi người
Những trích dẫn được đề cập trong podcast tập 9:
Adam Grant - Originals: How Non-Conformists change the world
8/26/2021 • 26 minutes, 53 seconds
8| Nghệ Thuật Phơi Bày
Trong tập này, bọn mình sẽ bàn về việc tại sao trải lòng lại rất khó, nhất là với những người thân, bạn bè xung quanh mình. Và làm sao để có thể chia sẻ và chấp nhận tổn thương cho những gì mình thấy xứng đáng.
Nguồn tham khảo được đề cập trong podcast:
The power of vulnerability
Martis Poll
Why giving compliments can be so hard
Chăn Chuối Show
Marketwatch divorce data
8/1/2021 • 38 minutes, 16 seconds
7| Khi ta bị bắt nạt bởi chính ta
Khi mà việc bắt nạt người khác ngày càng ít đi và những hành động tử tế đang trở thành một điều hiển nhiên, mỗi người chúng ta dường như đang quên rằng ta cũng cần phải tử tế với chính mình. Hành động self-bullying, hay còn gọi là tự bắt nạt bản thân, sẽ được Trang và Xê ngẫm nghĩ và bàn luận trong số podcast thứ bảy này như một lời nhắc nhở đến các bạn thính giả về việc chống lại “kẻ bắt nạt” tồn tại trong chính tâm hồn của mỗi cá nhân.
Các nguồn nghiên cứu/ ví dụ được đề cập trong podcast:
The relationship between self-harm and bullying behaviour.
Is your child ‘self-bullying’?
Heritability of the Big Five Personality Dimensions and Their Facets: A Twin Study
The Power of TV: Cable Television and Women's Status in India
Trại vỗ béo
Master of None - Show ở Netflix
7/12/2021 • 38 minutes, 31 seconds
6| May hơn khôn?
Mối quan hệ giữa năng lực và số phận là một trong những cảm hứng cho rất nhiều tác phẩm nổi tiếng trong mảng Lý thuyết trò chơi hay Khoa học về vận may, và mới nổi lên gần đây là cuốn sách của nhà tâm lý học - tay chơi poker mới nổi: The Biggest Bluff.
Trang và Xê chọn mổ xẻ vấn đề này bằng cách xem xét vai trò của sự may mắn trong những vấn đề như hướng nghiệp, đầu tư hay là tình trường 😚.
Những trích dẫn được đề cập trong podcast:
The Biggest Bluff - Maria Karnikova
Courage to be Disliked - Fumitake Koga & Ichiro Kishimi
Self-made Billionaires
Điểm kiểm soát tâm lý
6/28/2021 • 36 minutes, 17 seconds
5| Chủ Nghĩa Bận Rộn
Xã hội bây giờ ai cũng bận rộn, thậm chí việc không bận rộn đôi khi còn bị coi là một điều không tốt. Ông bà ta cũng dạy: “Nhàn cư vi bất thiện”, ai cũng nên làm việc, nên dùng hết thời gian để trở nên hoàn thiện hơn.
Tuy nhiên, theo thời gian, việc bận rộn dần trở thành lý do để nhiều người từ chối dành thời gian cho bản thân và tệ hơn, lý do này thực ra chỉ là một thứ ngụy biện. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chúng ta chỉ cảm thấy bận chứ chúng ta không thực sự bận. Nguyên nhân dẫn đến tâm lý này là gì? Hãy cùng Đối Thoại bàn luận và suy nghĩ trong số podcast tuần này nhé.
Một số trích dẫn được dùng trong podcast:
- Oliver Burkerman: Why you feel busy all the time but you’re actually not.
- Michael A. Dedonno: Perceived time pressure and the Iowa Gambling Task.
- Anina Vercruyssen, Henk Rose, Ann Carton & Bart V.D. Putte: The effect of busyness on survey participation: being too busy or feeling too busy to cooperate?
- Jaeouk Ahn, Nam-Soo Kim, Byung-Kook Lee, Jungsun Park, Yangho Kim: Relationship of Occupational Category With Risk of Physical and Mental Health Problems.
6/13/2021 • 31 minutes, 22 seconds
4| Paradox of Choice - Lựa và Chọn
Sinh ra ở thời đại tiêu dùng với thừa mứa những sự lựa chọn, Paradox of Choice len lỏi vào cuộc sống của Millennials và GenZs không chỉ trong khía cạnh tiêu dùng hằng ngày, mà còn trong cả những yếu tố chính quyết định well-being của chúng mình: công việc, lối sống hay cả dating.
Cùng Trang và Xê bàn luận về ngọn nguồn của Nghịch lý lựa chọn, qua đó, thấu hiểu và thông cảm cho bản thân thêm nhé.
Các nhân vật và trích dẫn được sử dụng trong podcast:
TED talk về Paradox of choice của Barry Schwartz
The paradox of choice: More isn't always better
Bàn về chuyện dating trong thời hiện đại: Why too much choices is stressing us out
Giới hạn nhận thức của con người: Magic number 7
Paradox of Choice và quan hệ với Well-being
5/30/2021 • 26 minutes, 32 seconds
3| Inner child - Đứa trẻ bên trong bạn
Vào thế kỉ 20, nhà tâm lý học người Thụy Sĩ Carl Jung lần đầu sử dụng khái niệm “inner child” và khiến nó trở nên phổ biến trong giới học thuật và tâm lý học. Năm 2020, tiến sĩ Đặng Hoàng Giang xuất bản cuốn sách “Tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ” và góp phần đưa khái niệm này trở nên phổ biến hơn ở Việt Nam.
Một đứa trẻ giả làm người lớn, một người lớn không thể nhận ra bên trong họ có một đứa trẻ mong manh đang trú ngụ hay kể cả những người-lớn-thực-sự, dù là ai thì việc làm bạn với “inner child” của mình là một điều cần thiết trong hành trình trưởng thành của mỗi cá nhân. Trong tập podcast số 3 này, Đối thoại sẽ cùng các bạn thảo luận và ngẫm nghĩ về inner child, cũng như những trăn trở trong việc làm người lớn.
Các nhân vật và trích dẫn được sử dụng trong podcast:
What is the “Inner Child?
Carl Jung
Friedrich Nietzsche
Happy Parenting
“How to grow up?” - Mark Manson
Emotional competence
Moral reasoning
Identity
5/15/2021 • 23 minutes, 4 seconds
2| Bàn loạn về chuyện đi học, cái bằng
Trong tập Podcast lần này, Trang và Xê thử dấn thân vào đề tài giáo dục và bất bình đẳng xã hội. Sau hơn 1 giờ thu và nói chuyện thì chị em mình nhận ra bọn mình vẫn còn khá đuối với chủ đề này. Nhưng có cái gì bắt đầu là dễ đâu, nhất là vấn đề muôn thủa này.
Tư liệu bọn tớ tham khảo:
- Dữ liệu về giáo dục bậc cao từ OECD
- Giáo dục và di chuyển xã hội ở Việt Nam từ Oxfam
- Tập podcast của How to Money với Kristy Shen