Winamp Logo
Chuyện bé xé to Cover
Chuyện bé xé to Profile

Chuyện bé xé to

Vietnamese, Cultural, 1 season, 5 episodes, 1 hour, 14 minutes
About
Kính mời quý thính giả cùng lắng nghe Chuyện Bé Xé To, chương trình phát thanh của Vietcetera. Đây là nơi phát thanh viên cùng quý vị bàn thảo về những thói quen tốt xấu lẫn lộn, dễ đùa nhưng khó giải thích của người Việt qua lăng kính Văn hoá, Lịch sử, và Triết học. Qua chương trình, quý vị sẽ hiểu về những hiện tượng đời thường với cội rễ sâu xa.
Episode Artwork

#5 Giờ cao su

Hẹn 3 giờ, 4 rưỡi mới qua… đó là con đường ngắn nhất để dẫn tới một mối quan hệ tan vỡ. Quả thực, cao su là “nét đẹp” văn hoá bị ghét nhất ở Việt Nam. Không chỉ đối tác nước ngoài, mà bản thân nhiều người trẻ Việt cũng không thể chịu nổi sự đợi chờ. Nhưng đằng sau bề nối của lối sống vô trách nhiệm này là những nguồn cơn triết học vô cùng rắc rối.Hiện tượng cao su trở thành vấn đề khi quan niệm thời gian của người Việt thay đổi. Nếu như trước đây thời gian là một chỉ số tương đối, và hầu hết bị quyết định bởi trời đất, thì nay, giá trị của thời gian là tuyệt đối, được đo lường bởi chiếc đồng hồ cơ học. Từ đó, cảm thức về sự đợi chờ thay đổi, từ một thứ hiển nhiên phải có, trở thành điều gây khó chịu. Cùng tìm hiểu về giờ cao su qua giọng đọc của hai podcaster Vũ Hoàng Long và Thư Vũ, trong số thứ 5 của Chuyện Bé Xé To.Và hãy kết nối với Vietcetera thông qua mail: team@vietcetera.com#Vietcetera #Podcast 
10/13/202213 minutes, 17 seconds
Episode Artwork

#4 Than thân trách phận

Thấy khổ thì phải than. Nếu không ai xung quanh giúp ta vượt qua cái khổ, thì hãy than với ông Trời. Vì ông Trời là thực thể toàn năng đã tạo ra chúng ta và thế giới. Đó là logic đằng sau những câu nói than thân trách phận như “Trời ơi, tại sao tôi lại khổ thế này?” Nếu bạn để ý thật kỹ logic nói trên, bạn sẽ thấy thói quen than thân của người Việt không đơn giản chỉ là kêu ca, đổ vấy trách nhiệm cho cuộc đời. Than thân chỉ ra vô vàn quan niệm siêu hình về phận số con người cũng như vị trí của họ trong thiên nhiên, trong vũ trụ.Thông qua ca dao, tục ngữ, văn học và nghệ thuật, những tiếng thở dài của người xưa đã lưu giữ và bảo tồn nhiều quan niệm có phần cao siêu về vũ trụ quan và văn hoá vào trong ngôn ngữ bình dân, thường nhật. Trong số thứ tư của Chuyện Bé Xé To, chúng ta hãy cùng vượt qua đánh giá than thân trách phận là tích cực hay tiêu cực, thay vào đó, nhìn vào hiện tượng này dưới những lớp nghĩa bóng Văn hoá, Lịch sử, và Triết học. Giọng đọc đồng hành cùng các bạn trong số lần này là Vũ Hoàng Long và Thư Vũ.Và hãy kết nối với Vietcetera thông qua mail: team@vietcetera.com#Vietcetera #Podcast 
10/5/202217 minutes, 33 seconds
Episode Artwork

#3 Đãi bôi

Một trong những cách hiểu phổ biến về đãi bôi là: một kiểu lời khen mà khi nghe xong, ta không những không cảm thấy sướng tai, mà còn cảm thấy bị xúc phạm. Ở một nơi có ngữ cảnh giao tiếp dày và giàu có như ở Việt Nam, chắc hẳn đãi bôi ở tất cả mọi nơi. Điều tăng phần khó chịu cho kiểu nói chuyện này là bạn cảm thấy đối phương thật giả dối, nhưng thay vì phê phán trực tiếp, bạn phải tốn công đáp lại bằng những từ ngữ tưởng như mỹ miều, nhưng thực ra là thâm thuý, chua chát. Và thế giới có thêm một người đãi bôi.Giả định về đãi bôi phía trên - một người có cái Tôi chân thật nhưng đeo lớp mặt nạ kệch cỡm, giả dối để làm hài lòng người khác - thực tế có nhiều vấn đề. Có giả dối thì phải có chân thật, nhưng liệu nếu cái Tôi chân thật ngay từ đầu đã không tồn tại, vì bản dạng của chúng ta được nhào nặn trong từng khoảnh khắc ta đối diện với xã hội, thì trên đời này có ai không đóng kịch với nhau?Nhiều nét nghĩa khác của đãi bôi sẽ được phân tích qua số thứ ba của Chuyện Bé Xé To, chương trình phát thanh của Vietcetera. Phát thanh viên Vũ Hoàng Long sẽ là giọng đọc đồng hành cùng các bạn.Và hãy kết nối với Vietcetera thông qua mail: team@vietcetera.com#Vietcetera #Podcast 
9/29/202215 minutes, 45 seconds
Episode Artwork

#2 Mặc cả

Dấu hiệu nhận biết bạn đang mua đồ ở một khu chợ không phải chợ Việt Nam đấy là người bán nói cho bạn mức giá chính xác của sản phẩm. Một trong những bài học thâm sâu nhất mà người lớn từng truyền dạy tới chúng ta là ra chợ phải biết mặc cả. Đối với nhiều người Việt, mặc cả là một hiện tượng vừa phiền phức, vừa thể hiện rằng quá trình hội nhập với thị trường thế giới của chúng ta còn dài. Nhưng trên nhiều quảng cáo du lịch, hiện tượng này lại là “selling point” của khu vực Đông Á đối với bạn bè quốc tế. Vượt qua câu chuyện mặc cả hoặc chỉ tiêu cực, hoặc chỉ tích cực, trong số thứ hai của Chuyện Bé Xé To, chương trình phát thanh của Vietcetera, giọng đọc Vũ Hoàng Long sẽ cùng bạn xem xét những tầng nghĩa bóng khác của mặc cả. Cụ thể hơn, mặc cả chỉ ra rằng những giá trị con người gán vào thế giới hoàn toàn là tương đối và luôn luôn xê dịch trong quá trình những người khác nhau thương thoả để tìm đến điểm chung. Một khi vẫn còn có thể thoả thuận qua lại, chúng ta sẽ tránh được chuyện xoá xổ lẫn nhau chỉ vì sự khác biệt, đa dạng của nhau.Và hãy kết nối với Vietcetera thông qua mail: team@vietcetera.com
9/22/202212 minutes, 17 seconds
Episode Artwork

#1 Văn hóa biếu xén

Là người Việt Nam, hễ ai cũng từng trải qua chuyện “không quý nhau nhưng vẫn tặng nhau quà” bởi xã hội chúng ta xem trọng chuyện quan hệ xã giao, giữ mối. Điều này cho thấy chuyện biếu xén có nhiều nét nghĩa hơn là việc người ta quý mến và dành những điều tốt đẹp nhất cho nhau. Là một trong những hình thức trao đổi giá trị sớm nhất và phổ biến nhất trong lịch sử loài người, chuyện “đồng quà tấm bánh” thể hiện nhiều toan tính và lợi ích trong quan hệ giữa người với người.Món quà vừa là lời khẳng định đẳng cấp của người tặng, vừa là sự thách thức nhắm vào người nhận, rằng “để tuyên bố mình có đẳng cấp tương đương, hãy tặng lại vật phẩm có giá trị ngang bằng hoặc cao hơn ban đầu”. Nếu không làm được điều đó, người nhận sẽ rơi vào não trạng nợ nần, mang ơn.Nhiều nét nghĩa khác của quà biếu sẽ được phân tích qua số đầu tiên của Chuyện Bé Xé To, chương trình phát thanh của Vietcetera. Phát thanh viên Vũ Hoàng Long sẽ là giọng đọc đồng hành cùng các bạn.Và hãy kết nối với Vietcetera thông qua mail: team@vietcetera.com
9/14/202215 minutes, 30 seconds