"Không có con đường đến hạnh phúc, hạnh phúc chính là con đường". Những thứ con đã trải qua, đang trải qua và sẽ trải qua là phần thưởng của con. Con đang trên con đường tận hưởng phần thưởng đấy, nhưng các con biết hoặc không biết mà thôi.
64. THỰC RA LÀ GÌ?
THỰC RA LÀ GÌ?Một cách thực hành trong cuộc sống là con có thể hỏi câu hỏi: “Thực ra là gì?”. Câu đấy rất có sức mạnh vì “cái có vẻ là” đang lừa con, nhưng câu hỏi “thực ra là gì” sẽ tước đi sức mạnh của cái “có vẻ là”.Ví dụ như hôm nay, con xem phim mà hồi hộp, căng thẳng thì nhớ hỏi “Thực ra là gì?”. Khi thấy chỉ là phim thôi thì có phải tước đi sức mạnh của bộ phim không? Bộ phim vẫn hiện ra nhưng không còn sức mạnh. Cuộc sống này cũng thế thôi, khi hỏi: “Thực ra là gì?” mà con nhớ ra “thực ra là gì”, nhớ và cảm giác được tất cả chỉ là Biết và trong đấy tỏa chiếu ra các ấn tượng giác quan và suy nghĩ thì nó tước đi sức mạnh của cái “có vẻ là”.“Cái thực ra là” thì đơn giản và không có vấn đề gì hết nhưng trong thế giới của suy nghĩ thì có rất nhiều chuyện kinh khủng. Khi mình thấy rõ tính “thực ra là gì” thì cái “có vẻ là” mất đi các tự tính: tính kinh khủng, tính nguy hiểm… tính gì đấy mất hết, chỉ còn mỗi “thực ra là” thôi.Con hỏi “Cái gì đang Biết?” cũng rất tốt, nhắc mình về không gian của Biết. Tiến lên một bước nữa con hỏi “Thực ra là gì?” thì bao gồm cả cái Biết đang ở đấy, đồng thời bao gồm cả sự biểu diễn vô hại này, đúng không? Biểu diễn rất vô hại trong khi suy nghĩ thì nghĩ rất nhiều chuyện tệ hại.Nếu ai bị trầm cảm thì môn này rất hợp. Trầm cảm vì sống trong suy nghĩ, sống trong cái “có vẻ là” quá mạnh. Khi nhớ “thực ra là” thì sẽ bật ra khỏi các loại cơn. Cái Thầy nói không chỉ dành cho người trầm cảm mà cho tất cả các cơn ấy, bất kỳ cơn gì: cơn trầm cảm, cơn lo lắng, cơn giận dữ… Chỉ cần nhớ “thực ra là gì” thôi là bật ra.Nhưng vì con không biết “thực ra là gì” hoặc là quên mất “thực ra là gì”, con chìm vào những cơn như thế - gọi là dòng thác của suy nghĩ và bị nó dẫn đi rất xa.Khi không biết “thực ra là gì”, con bị chìm vào cái “có vẻ là gì” thì rất khổ. Nên sau khi đã làm quen với không gian của Biết rồi, con hỏi “Thực ra là gì?”, con thấy là đúng rồi, chỉ trong Biết và các ấn tượng giác quan và suy nghĩ hiện ra. Chuyện mình bảo là đang có thật này, tôi và thế giới này, chỉ có trong nội dung của suy nghĩ thôi. Lúc đấy con hiểu bản chất của thế giới, con nhìn thẳng vào “cái thực ra là” thì sẽ tước đi toàn bộ sức mạnh của cái “có vẻ là”, tước đi toàn bộ tự tính của “cái có vẻ là.”- Trong SuốtTrích bài 2023.05.05 Thực hành trong cuộc sống bằng câu hỏi Thực ra là gì (Sau xem phim Lật mặt 6, HN)Giọng đọc: Minh Phương
7/31/2023 • 4 minutes, 29 seconds
63. ĐỪNG LO LẮNG, TẤT CẢ CHỈ LÀ SỰ HOÀN HẢO ĐANG DẦN HÉ LỘ
ĐỪNG LO LẮNG, TẤT CẢ CHỈ LÀ SỰ HOÀN HẢO ĐANG DẦN HÉ LỘNhững cảnh kinh khủng nhất thực ra là chỉ sự hoàn hảo đang dần hé lộ. Nhiều khi hoàn hảo hé lộ với con không phải theo cách thông thường hiện ra cảnh đẹp đẽ đâu mà có thể là những điều rất kinh khủng xảy đến với đời con, đấy là cách mà sự hoàn hảo hé lộ. Các con có đủ kinh nghiệm sống sẽ thấy điều đấy.Lão Tử có câu nói: “Những khởi đầu tốt đẹp thường được ngụy trang dưới một kết cục bi thảm”. Nhiều khi sự hoàn hảo đến với đời con có khởi đầu trông rất tệ, đấy là điểm sự hoàn hảo đang bắt đầu hé lộ. Con cứ sống đi, con sẽ thấy là sự hoàn hảo hé lộ theo kiểu đấy, nó không hé lộ kiểu bình thường mà nó cho con một khởi đầu trông rất kinh khủng nhưng cuối cùng về sau con nhận ra là sự hoàn hảo hé lộ ra. Ví dụ như thỉnh thoảng con đọc trong sách có những người trầm cảm cực độ rồi giác ngộ đấy!Đời con kiểu gì cũng có lúc đấy, khi nghĩ lại con thấy hóa ra chẳng bi thảm gì hết, nó là một khởi đầu may mắn tốt đẹp nhưng lúc ở trong đấy thì rất kinh khủng.Còn ở góc độ của Biết thì không thể không hoàn hảo được. Biết biểu diễn mà, chất liệu của nó là Biết. Giống mặt gương thì không thể không hoàn hảo được. Nên cuộc đời con chuyện gì cũng hoàn hảo hết, chuyện gì cũng là hoàn hảo đang dần hé lộ. Không phải là chuyện có happy ending thì mới là hoàn hảo mà bất kỳ chuyện gì cũng hoàn hảo bởi vì bản chất của nó là Biết, Biết biểu diễn thì vô cùng sáng tạo, lấp lánh. Hiểu điều đấy con sẽ thấy đúng là hoàn hảo đang dần hé lộ thật. Nghĩa là câu này đúng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.Nên đây là một câu con nên thuộc lòng: “Đừng lo lắng, tất cả chỉ là sự hoàn hảo đang dần hé lộ.” Khi gặp chuyện gì đó con nhắc câu này ngay. Nhắc thành thói quen rồi thì khi những chuyện kinh khủng đến con sẽ nhận ra ngay từ lúc nó mới đến. Khi con nhớ được điều này, dù con không biết nó là cái gì nhưng chắc chắn đấy là sự hoàn hảo đang hé lộ, đấy là tiến trình hé lộ dần của sự hoàn hảo.-Trong Suốt -Trích buổi giảng 2023.06.30 Cái gì có thể làm lý trí hòa hợp với cảm xúc (Sau xem phim Xứ sở các nguyên tố, HN)Giọng đọc: Minh Phương
7/27/2023 • 3 minutes, 30 seconds
62. TÌM HẠNH PHÚC NHƯ THẾ NÀO?
TÌM HẠNH PHÚC NHƯ THẾ NÀO?Một bạn hỏi:Thưa Thầy con nhận thấy trong một thời gian rất dài là con buồn, buồn lâu ơi là lâu và rất mong được hạnh phúc vui vẻ trở lại. Cũng có nhiều lúc con tự bảo mình là “Ừ, buồn thì cứ buồn, chẳng sao cả.”. Nhưng điều lạ là con thấy thế giới này đủ đẹp rồi mà tại sao mình lại không cảm thấy hạnh phúc? Con không biết tìm hạnh phúc như thế nào.Thầy Trong Suốt:Chính việc ham muốn hạnh phúc làm con mất hạnh phúc, chính việc tìm kiếm hạnh phúc làm con xa rời hạnh phúc. Tại vì sao? Vì con đang tìm một nội dung của Biết.Hạnh phúc có điều kiện là gì? Là những suy nghĩ tốt đẹp thì hạnh phúc, những suy nghĩ khổ sở thì bất hạnh. Mình hiểu là mình rất mong được hạnh phúc, vui vẻ nhưng đồng thời mình thấy dù có được thì nó cũng sẽ mất. Như con có thể cười vui vẻ từ giờ tới sáng mai nhưng một lúc sau lại buồn như cũ. Mình thích hạnh phúc đấy không sao nhưng muốn nắm chặt lấy nó chắc chắn là khổ. Mình không thể tìm hạnh phúc dài lâu trong nội dung của Biết được. Hãy để cái hạnh phúc đấy đến thì đến, đi thì đi, ở lại bao lâu cũng được, mà trở nên tồi tệ cũng được bởi vì nó không phải do mình quyết định, nó chỉ là nội dung của Biết thôi.Hạnh phúc vô điều kiện là gì? Chính là cái Biết này. Tại sao Biết lại là hạnh phúc vô điều kiện? Tại vì không có gì ảnh hưởng được nó hết, từ đấy nó sẽ sinh ra các loại hạnh phúc khác nhau của đời người. Hãy cảm nhận nguồn hạnh phúc chân thật đó. Nếu con cảm nhận được cái Biết thì con bắt đầu hướng về nguồn hạnh phúc, mình không tìm cái ngọn mà mình tìm cái gốc. Ngọn của hạnh phúc chính là những cái con đang nói như cảm giác vui vẻ, thoải mái nhưng nguồn hạnh phúc chính là cái Biết này.Vì sao hạnh phúc vô điều kiện xảy ra được? Vì khi con cảm nhận được cái Biết, con bắt đầu thấy có một sự bình an vô điều kiện, con cho phép mọi loại suy nghĩ đến rồi đi dù là tích cực hay tiêu cực. Lúc đó con không cần các loại suy nghĩ tích cực để hạnh phúc nữa. Con cho phép cả tích cực lẫn tiêu cực xảy ra và vẫn có sự an lạc vô điều kiện đấy. Khi khổ đau hay hạnh phúc, hãy cảm nhận không gian nơi khổ đau và hạnh phúc xảy ra để thấy rằng không gian đấy vẫn an lạc vô điều kiện. Đấy là cách để tìm đến hạnh phúc chân thật!- Trích bài “2023.06.03 Giới thiệu vào Biết tháng 6.2023 (HN)”Giọng đọc: Minh Phương
7/24/2023 • 4 minutes, 22 seconds
61. BIẾT SUY NGHĨ LÀ CÓ KHOẢNG CÁCH VỚI SUY NGHĨ
BIẾT SUY NGHĨ LÀ CÓ KHOẢNG CÁCH VỚI SUY NGHĨThầy Trong Suốt: Khi con biết suy nghĩ thì con sẽ có khoảng cách với suy nghĩ. Nếu con chìm vào suy nghĩ, làm sao con biết nổi suy nghĩ? Như vậy, biết suy nghĩ chính là cách để con có khoảng cách với suy nghĩ. Khi có khoảng cách thì con có quyền lựa chọn chạy theo suy nghĩ hoặc không. Còn đã không biết thì đương nhiên là con chạy theo suy nghĩ rồi. Con chẳng có lựa chọn gì, con cứ thế mà bị suy nghĩ cuốn đi!Giống như trước mặt con là một chiếc thuyền đang trôi về thác, con mặc định nhảy lên. Nếu con nhảy lên là chết, nhưng nếu có người vỗ vai bảo con hãy nhìn kỹ xem thuyền này đi về đâu thì con mới có khoảng cách với thuyền để nhìn và thấy rằng mình còn may vì chưa bước chân lên.Trầm cảm cũng vậy, khi trầm cảm con có rất nhiều cảm xúc. Cảm xúc giống như là những chiếc thuyền đang trôi. Biết cảm xúc có nghĩa là giữa con và cảm xúc có khoảng cách. Nếu con không biết thì theo thói quen con nhảy ngay lên thuyền, xong con lao xuống vực và chết. Còn nếu con biết nó chứng tỏ con đang có khoảng cách với nó, con có quyền chọn lên hay không lên thuyền.Cả đời con cứ nhắm mắt đưa chân theo bản năng thôi thúc, con chẳng biết nên hay không nên mà vẫn cứ làm, đúng không? Nên là có khoảng cách với suy nghĩ là bước đầu tiên của sáng suốt. Khoảng cách chưa chắc dẫn đến sáng suốt nhưng chắc chắn không có khoảng cách thì không thể sáng suốt được. Biết là có khoảng cách, khi con nhìn thấy suy nghĩ lao vèo vèo, con có khoảng cách với nó thì con bắt đầu có lựa chọn chạy theo hay không, còn lựa chọn gì thì còn do trí tuệ quyết định.- Trong Suốt -(Trích buổi nói chuyện lớp Trầm cảm ngày 11.09.2019)Giọng đọc: Xuân Hoà
7/19/2023 • 3 minutes, 20 seconds
60. Làm thế nào để cuồng phong của sợ hãi nổ ra mà mình lại không làm theo nó?
Hỏi: Làm thế nào để khi cuồng phong của sợ hãi nổ ra mà mình lại không làm theo nó ạ?Thầy Trong Suốt: Mình phải thấy được một thứ là không gian chứa nỗi sợ đấy, nó không bị ảnh hưởng gì hết dù cơn sợ có phần phật chạy. Dù gió bão của sợ hãi quay vòng thì không gian nơi sợ hãi xảy ra ấy không sao cả. Nếu mình nương tựa vào đấy, mình giữ chặt lấy cái đấy thì mình sẽ vượt qua được cơn cuồng phong của sợ hãi.Trầm cảm cũng thế thôi, trầm cảm cũng chỉ là cơn thôi. Không ai trầm cảm từ sáng đến đêm được! Nhưng khi nó đến, nó là một loại cơn rất kinh khủng. Mình thừa nhận nó xảy ra nhưng mình không làm theo nó. Sau nhiều lần như vậy mình mới thấy rằng thực ra nó vô hại. Ồ, hóa ra cơn sợ hãi hay cơn trầm cảm là hoàn toàn vô hại, nó chỉ là thứ hiện ra trong Biết rồi tan vào Biết, được Biết biểu diễn ra chứ không phải do mình biểu diễn ra.Không phải mình biểu diễn ra, không phải mình làm ra cơn trầm cảm hay cơn sợ mà Biết tạo ra cơn sợ, và Biết cũng làm cơn sợ biến mất! Đấy là cách mà mình vượt ra khỏi nỗi sợ. Khi đấy, cơn sợ hãi càng ngày càng không còn sức mạnh nữa, mình không còn sợ cả nỗi sợ luôn.Trích bài: 2023.05.26 Cho phép nỗi sợ xảy ra (Sau xem phim Fast & Furious X, HN)Giọng đọc: Xuân Hoà
7/12/2023 • 2 minutes, 30 seconds
59. TRONG BIỂN SUY NGHĨ, SÓNG CHỐNG LẠI MỚI GÂY ĐAU KHỔ
TRONG BIỂN SUY NGHĨ, SÓNG CHỐNG LẠI MỚI GÂY ĐAU KHỔCon có một biển suy nghĩ nhưng không phải suy nghĩ nào cũng gây cho con khổ, mà suy nghĩ chống lại thì mới là suy nghĩ dẫn đến khổ. Đang ngồi thế này mà lại muốn phải về nhà, thế là mình đang chống lại rồi. Con không nhìn thấy suy nghĩ chống lại việc đang ngồi đây, khổ ngay vì có được về đâu, đúng chưa? Nên các con khổ, trong dòng suy nghĩ, biển suy nghĩ thì không phải sóng nào cũng gây khổ mà sóng phải chống lại cái gì đó thì gây khổ cho con.Thế thì chánh kiến về nhân quả làm con thấy rằng không thể chống lại thực tại, thực tại cứ diễn ra theo kiểu của nó. Vì thế khổ biến mất khi con có loại chánh kiến này. Chánh kiến đấy dẫn đến một trạng thái gọi là vô ngã, trong trạng thái đấy, con không có vai trò gì cả, con không làm được gì hết, nhân quả làm tất, con biến mất khỏi câu chuyện một cách trọn vẹn. Con biến mất hoàn toàn khỏi bức tranh, bức tranh này không có con. Bức tranh này nhân quả làm hết từ chuyện này sang chuyện khác, con không có vai trò gì ở đây cả.Nếu con đau thì cũng không phải do con, không có con chịu cái đau đấy mà nhân quả làm cái đau hiện ra. Nếu con buồn thì cũng không phải có con chịu cái buồn đấy, mà nhân quả làm cái buồn đấy hiện ra. Nếu một suy nghĩ hiện ra thì cũng không phải do con nghĩ ra mà là nhân quả làm suy nghĩ hiện ra.Nên chánh kiến về nhân quả là đủ để các con đào sâu vào và thoát khỏi đau khổ. Vì dần dần nó dẫn đến trạng thái không chống lại thực tại nữa. Nhân quả quyết định tất, vì thế các con chỉ cần tập thật sâu sắc về nhân quả thôi.Trong đống khổ của con thì chỉ có suy nghĩ chống lại thực tại mới gây khổ. Nhớ là khổ do chống lại thứ gì đấy, chứ không phải khổ là do việc đấy. Lạnh không gây khổ, lạnh chỉ gây lạnh thôi. Nhưng mà trời ơi, lạnh quá chịu không nổi rồi, mình phải chống lại nó thì gây khổ.(Trong Suốt)- Trích buổi nói chuyện: [Buổi 7] 2020.12.21 Vòng xoáy trầm cảm và cách tập biết (HN)Giọng đọc: MInh Phương
7/5/2023 • 3 minutes, 17 seconds
58. CÓ BIẾT RÕ NÓ HAY KHÔNG?
CÓ BIẾT RÕ NÓ HAY KHÔNG?Khi phiền não xảy ra thì các con hay có thói quen sử dụng phương pháp nào đó để diệt trừ phiền não. Tuy nhiên, cách này có nhược điểm ở chỗ là củng cố hai niềm tin rằng bản thân phiền não là có thật, và có cái tôi đang bị ảnh hưởng. Vì thế, mong muốn tập các phương pháp khi có cảm xúc tiêu cực không hẳn giúp con phát sinh trí tuệ mà ẩn dưới đó là khao khát cái tôi được sướng vì cái tôi đang quá khổ sở bởi phiền não. Ngoài ra, con có thể mắc bẫy cái tôi tâm linh khi cho rằng con có rất nhiều phương pháp để tiêu diệt phiền não và đạt được kết quả là tâm an lạc do thực hành giỏi.Vì vậy, Thầy sẽ dạy con một bước đệm trước khi con tập các phương pháp khác – đó là cho phép phiền não xảy ra trong không gian của Biết – tức là khi cơn giận xảy ra thì con không tiêu diệt nó ngay mà con cho phép nó xảy ra và con nhận diện cơn giận một cách rõ ràng. Khi nhìn rõ cơn giận thì con sẽ có khoảng cách với nó thay vì bị cuốn vào trong nó, và một cách tự nhiên con sẽ bình tĩnh sáng suốt trở lại. Khi đó, con có thể tập tiếp phương pháp nào cũng được để hiểu về sự thật chứ không phải để tiêu diệt thực tại hay tiêu diệt cái tôi tâm linh.Bản thân việc nhận diện cơn giận một cách rõ ràng và thấy chúng tự sinh diệt trong không gian của Biết cũng là một loại trí tuệ rồi. Pháp này gọi là pháp bổ trợ hoặc bước đệm trước khi kết hợp với các phương pháp thực hành khác. Khi tập đủ lâu thì con sẽ thoát khỏi trầm cảm, hưng cảm, và các loại bệnh tâm thần khác ở trên đời vì con có sự bình an và sáng suốt.- Trong Suốt -Trích buổi nói chuyện “Có biết rõ nó hay không?” ngày 30/1/2020Giọng đọc: Minh Phương.
6/30/2023 • 2 minutes, 31 seconds
57. BIẾT SUY NGHĨ LÀ CÓ KHOẢNG CÁCH VỚI SUY NGHĨ
BIẾT SUY NGHĨ LÀ CÓ KHOẢNG CÁCH VỚI SUY NGHĨThầy Trong Suốt: Khi con biết suy nghĩ thì con sẽ có khoảng cách với suy nghĩ. Nếu con chìm vào suy nghĩ, làm sao con biết nổi suy nghĩ? Như vậy, biết suy nghĩ chính là cách để con có khoảng cách với suy nghĩ. Khi có khoảng cách thì con có quyền lựa chọn chạy theo suy nghĩ hoặc không. Còn đã không biết thì đương nhiên là con chạy theo suy nghĩ rồi. Con chẳng có lựa chọn gì, con cứ thế mà bị suy nghĩ cuốn đi!Giống như trước mặt con là một chiếc thuyền đang trôi về thác, con mặc định nhảy lên. Nếu con nhảy lên là chết, nhưng nếu có người vỗ vai bảo con hãy nhìn kỹ xem thuyền này đi về đâu thì con mới có khoảng cách với thuyền để nhìn và thấy rằng mình còn may vì chưa bước chân lên.Trầm cảm cũng vậy, khi trầm cảm con có rất nhiều cảm xúc. Cảm xúc giống như là những chiếc thuyền đang trôi. Biết cảm xúc có nghĩa là giữa con và cảm xúc có khoảng cách. Nếu con không biết thì theo thói quen con nhảy ngay lên thuyền, xong con lao xuống vực và chết. Còn nếu con biết nó chứng tỏ con đang có khoảng cách với nó, con có quyền chọn lên hay không lên thuyền.Cả đời con cứ nhắm mắt đưa chân theo bản năng thôi thúc, con chẳng biết nên hay không nên mà vẫn cứ làm, đúng không? Nên là có khoảng cách với suy nghĩ là bước đầu tiên của sáng suốt. Khoảng cách chưa chắc dẫn đến sáng suốt nhưng chắc chắn không có khoảng cách thì không thể sáng suốt được. Biết là có khoảng cách, khi con nhìn thấy suy nghĩ lao vèo vèo, con có khoảng cách với nó thì con bắt đầu có lựa chọn chạy theo hay không, còn lựa chọn gì thì còn do trí tuệ quyết định.- Trích buổi nói chuyện lớp Trầm cảm ngày 11.09.2019Giọng đọc: Xuân Hoà
6/26/2023 • 3 minutes, 20 seconds
56. LÀM QUEN VỚI KHÔNG GIAN CỦA BIẾT
LÀM QUEN VỚI KHÔNG GIAN CỦA BIẾTBiết, tự nó có cái hay ở chỗ là không đòi hỏi phải sửa gì cả, chỉ cần con Biết thôi. Đấy gọi là tu dưỡng, tu dưỡng một điều vô cùng đúng - đó là khả năng Biết. Nếu con làm quen, làm nhiều lần, làm nhiều năm, dần dần bắt đầu có một sự kỳ diệu xảy ra là con không cần phải sửa nữa, mà vẫn ổn.Biết cái bất ổn - bản thân nó chính là ổn. Dần dần khi con làm như vậy, bên trong con bắt đầu nuôi dưỡng cái gọi là không gian của Biết. Bên trong đấy dù mọi thứ bão giông xảy ra thì không gian vẫn không sao cả. Con nuôi dưỡng đủ lâu thì không gian này bắt đầu to lên, vững vàng lên, nó bắt đầu không suy chuyển dù buồn, dù khó chịu, dù bực bội… xảy đến.Con nuôi dưỡng không gian của Biết đủ lâu thì nó bắt đầu đứng vững trước các cơn buồn, cơn khó chịu, bực bội… mà con không cần phải làm cái gì cái buồn, khó chịu, bực bội… đấy cả. Giống như mặt gương, khi một cơn bão hiện ra thì mặt gương không bị sao cả. Nếu con tự trách chính mình con chỉ cần biết đang tự trách chính mình thôi. Cái Biết đấy không hề bị suy chuyển tý nào, dù con tự trách chính mình. Con trách chính mình gấp 100 lần đi nữa thì Biết vẫn thế. Đấy là cái các con cần nuôi dưỡng!Con nuôi dưỡng 2-3 năm, con bắt đầu cảm thấy có một không gian bên trong, mà nó hứng chịu được mọi cơn bão. Con có lên cơn trầm cảm, lên cơn muốn tự tử… tất cả các loại cơn thì đổ vào không gian Biết đấy cũng chẳng sao cả. Vì nó biết. Biết là xong mà không cần đòi hỏi phải hết cơn đấy thì mới hết, mà biết cơn đấy là xong. Giống như không gian bao la này, con nổ trăm quả bom thì không gian không bi suy chuyển, đất đá xới tung hết lên, nhưng không gian không bị sao cả, nó vẫn giữ nguyên hình dáng, đúng không? Không gian mà, nó chẳng ảnh hưởng gì.Đấy! Các con cần kiên trì nuôi dưỡng không gian Biết, Khi có chuyện thì Biết. Mình không cần biến mình thành cái phải là nữa, mình chấp nhận mình là cái mình đang là. Nhưng cái đang là đấy đi kèm với cái Biết. Cái đang là ngày xưa mà không gặp Thầy không có Biết ở đấy. Nó điên thì điên, khổ thì khổ, khóc lóc thì khóc lóc thôi nhưng bây giờ khổ thì biết khổ, điên thì biết là đang có cảm giác điên lên đây… Đấy là con đường tu dưỡng!- Trích buổi nói chuyện “Tu dưỡng không gian Biết chứ không phải tu sửa” [Buổi 6] HN 2020.07.01Giọng đọc: Xuân Hoà
6/22/2023 • 4 minutes, 11 seconds
55. CÁC BƯỚC THOÁT KHỎI VÒNG XOÁY NĂNG LƯỢNG THẤP
CÁC BƯỚC THOÁT KHỎI VÒNG XOÁY NĂNG LƯỢNG THẤPMột bạn: Được Thầy hướng dẫn thì con hiểu rằng cảm xúc tiêu cực bắt nguồn từ kỳ vọng và kỳ vọng này trái với các sự thật về Nhân quả và Vô thường. Nhưng con bị rơi vào tình trạng: nếu con thực hành được thì cảm xúc tiêu cực của con giảm hẳn xuống và con cảm thấy rất hài lòng; Nhưng có những ngày con có quá nhiều cơn giận, quá nhiều vấn đề mà con thực hành mãi cũng không thấy tiến bộ gì thì con thấy vô cùng chán nản, con bắt đầu phán xét và thất vọng về bản thân mình, con lo lắng không biết mình có đạt được kết quả tốt hay không và con sợ rằng con đang thực hành sai!Thầy Trong Suốt: Trạng thái con vừa kể là dấu hiệụ cho thấy con đã rơi vào “Vòng xoáy năng lượng thấp” và càng vùng vẫy thì con lại càng chìm sâu xuống. Khi con phán xét chính mình rằng tôi kém, tôi không thực hành được, phương pháp vô ích đối với tôi thì con có làm gì hay tập gì con cũng không hài lòng với bản thân mình. Cho dù bất kỳ dấu hiệu tích cực nào có hiện ra thì con cũng không phát hiện ra nữa vì tâm trí con đã mặc định rằng con kém cỏi và mọi thứ tồi tệ rồi. Giống như người đang tập lặn dưới nước thì đầu đã chúc xuống bên dưới rồi nên dù hai chân càng cố đạp mạnh thì đầu lại càng chúi xuống sâu hơn nữa.Thế nên bước quan trọng đầu tiên là con cần nhận ra mình đang ở trạng thái năng lượng thấp. Đây là mấu chốt! Vì nếu con không nhận ra được thì con bị nó khống chế hoàn toàn và nó ghi dấu ấn trong tâm thức của con rằng “Tôi rất kém”. Lần sau, nếu con rơi vào trạng thái đó thì mình lại khẳng định rằng “Tôi lại kém lần hai”. Và khi một chuỗi sự việc xảy ra như vậy thì con bắt đầu thực sự tuyệt vọng, và điều tệ hại nhất xảy ra là trạng thái sống mới của con luôn là phán xét chính mình.Sau khi nhận ra rồi thì con nên dùng phương pháp nào phù hợp với mình như là học cách biết ơn những điều may mắn mình đang có, nhận ra rằng việc kiểm soát kết quả thực hành của mình là trái với các sự thật tương đối và tuyệt đối, hay tốt hơn nữa là thực hành nhận biết các suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực để nhận ra mình đang nằm ngoài suy nghĩ chứ mình không bị các suy nghĩ cuốn đi. Tuy nhiên, sẽ có trường hợp nếu chỉ dựa vào khả năng của riêng con thì con sẽ khó thoát khỏi vòng xoáy năng lượng thấp. Vì thế, phương pháp cuối cùng các con có thể thực hành là cầu nguyện đến bậc Thầy hoặc chư Phật để giúp con hướng năng lượng đi lên. Cầu nguyện đúng cách là con có lòng tin rằng bậc Thầy hoặc chư Phật có cách giúp mình và mình tin rằng mình sẽ vượt qua trạng thái năng lượng thấp. Song song với cầu nguyện thì con hiểu rằng mình không thể kiểm soát kết quả của việc cầu nguyện vì nó do Nhân quả chứ không phải theo mong muốn của mình.Và bước thứ ba cũng quan trọng không kém là con gieo các nhân lành như là sự thực hành, cầu nguyện, làm những việc tốt cho bản thân và những người khác, thay vì lo lắng ngồi sợ không biết mình sẽ đi về đâu hay mình có thực hành tốt hay không.Trích từ Bài: Làm thế nào thoát khỏi vòng xoáy năng lượng thấp – Hà Nội 06/2014Giọng đọc: MInh Phương
6/19/2023 • 4 minutes, 46 seconds
54. BIẾT CÁI MÌNH ĐANG LÀ – KHÔNG PHẢI SỬA CÁI MÌNH ĐANG LÀ
BIẾT CÁI MÌNH ĐANG LÀ – KHÔNG PHẢI SỬA CÁI MÌNH ĐANG LÀThầy Trong Suốt: Biết cái mình đang là nghĩa là khi con bồn chồn thì con biết mình đang bồn chồn chứ không phải biết vì tại sao mình bồn chồn. Tại sao bồn chồn là phải nghĩ mất rồi, phải nghĩ rất nhiều mới ra còn biết thì không cần phải nghĩ. Đứa bé cũng biết được là nó đang cảm thấy nóng hay lạnh, còn tại sao nó nóng hay lạnh thì nó phải nghĩ. Còn biết thì chỉ cần biết các con đang như thế nào thôi."Bây giờ mình cảm thấy thế nào?", thì câu trả lời là: “đang rất bồn chồn, đang rất tức giận, đang rất khó chịu, đang rất muốn thoát ra khỏi cái này, đang muốn đập phá cái gì đó…” đúng không?Con không cần phải sửa bồn chồn, không cần hiểu tại sao mình bồn chồn, con chỉ cần biết mình đang bồn chồn thế là đã thực hành được giáo pháp rồi. Còn Thầy không bảo con phải sửa bồn chồn, không bảo con phải biết tại sao bồn chồn, làm sao biết được đâu vì có cả tỷ lý do, cả lý do về thời tiết nữa nên làm sao biết được. Lý do nào con nghĩ ra thì cũng chỉ là lý do tương đối thôi, trong khi sự thật rõ ràng nhất là con đang bồn chồn. Biết rõ con đang bồn chồn là sự thật còn tại sao con bồn chồn thì không phải. Hôm nay con nghĩ ra lý do này, mai con nghĩ ra cái khác và không bao giờ nghĩ đủ, con chỉ nhớ được đời này sao nghĩ được đời trước đúng không? Có những cảm xúc tiêu cực của con là đến từ dòng tâm thức đời trước, giống như đang ngồi tự nhiên buồn, hay như con nhìn qua cánh cửa tự nhiên thấy sợ. Thay vì phải tập trung vào sửa cái gì, thì chỉ biết thôi, cả ngày con chỉ biết. Nếu con tập tốt thì con trở nên rất sáng suốt, con trầm cảm mà sáng suốt.Thông thường người ta biết đủ thứ nhưng lại không sáng suốt, họ không biết mình đang như thế nào mà chỉ biết cái mình muốn là thế nào thôi. Người không tu hành thì lúc nào cũng chỉ muốn là cái gì, lúc nào cũng biết là mình muốn cái gì, nhưng không biết mình đang là cái gì. Đói thì biết là mình muốn ăn nhưng không biết là mình đang đói. Ví dụ bồn chồn biết là mình đang muốn sửa cái gì đấy, biết là mình muốn đi đâu đấy, nhưng lại không biết được là mình đang bồn chồn, thì cái này nhấn mạnh vào phần biết hơn chứ không phải là nhấn mạnh vào phần làm.Khi con không biết cái mình đang là thì con sẽ quan tâm đến việc mình phải là cái gì. Đời là thế, không biết là cái gì cả thì chỉ đi làm cái linh tinh thôi, còn biết cái mình đang là rồi thì con không cần phải làm gì, mà cái gì đến thì làm cái ấy. Đấy gọi là biết, còn người bình thường thì chỉ biết là mình cần phải làm và phải ép mình phải làm cho bằng được, chứ không biết là mình đang là như thế nào.“Biết” là cái sẽ chiến thắng trầm cảm. Dần dần con sẽ trở nên rất sáng suốt, mà chắc chắn là con luôn biết!-Trích từ bài giảng cho Nhóm Trầm Cảm - Buổi 2 ngày 06/01/2019: “Biết cái mình đang là”Giọng đọc: Thuỳ Anh
6/15/2023 • 5 minutes, 15 seconds
53. CÁCH SỐNG TRAO TRỌN CUỘC ĐỜI CỦA CON CHO BIẾT
CÁCH SỐNG TRAO TRỌN CUỘC ĐỜI CỦA CON CHO BIẾTMột bạn: Con vừa được Thầy giảng dạy cách thực hành Thiền với các bước như: Nhận ra Biết luôn ở đây, không có ai đang biết, không có vật nào được biết để đi đến kết luận rằng: “Chỉ có Biết”. Tuy nhiên, con chưa biết cách áp dụng vào đời sống hằng ngày như thế nào. Xin Thầy chỉ dạy giúp con.Thầy Trong Suốt: Để tăng trưởng sự tự tin rằng tất cả chỉ có Biết hay còn gọi “Biết đang biết chính mình” thì ở ngoài thời thiền, con nên dùng một phương tiện hữu hiệu là không gian để nhận ra không gian vật lý này chính là Biết, thân thể con cũng chính là Biết.Tiếp theo, con nên xác quyết rằng không có cái tôi nào ở đây cả. Đây là bước quan trọng vì khi con đi vào cuộc sống và tham gia vào nhiều hoạt động thì con lại có niềm tin rằng có cái tôi làm việc gì đó. Khi có ảo tưởng về cái tôi thì Biết sẽ bị che mờ nên con phải nhận ra một sự thật rằng Biết làm mọi thứ chứ không phải có cái tôi nào làm gì cả.Khi con xác quyết rằng con không làm gì cả, Biết làm hết, thì mọi hành động như vung chân vung tay, hắt hơi sổ mũi…. đều là giác ngộ. Con phải dũng cảm sống như thế. Nếu con có loại dũng cảm như vậy thì cách sống của con sẽ phù hợp với Pháp và khi đó con sẽ hiểu thế nào là hành động không trù tính. Nếu không thì con vẫn thực hành Pháp mà cách sống của con lại không phù hợp với Pháp. Khi có lòng tin rằng Biết làm tất cả và con không có vai trò hay quyết định gì thì con sẽ vẫn sống như một người bình thường nhưng lại có sự thả lỏng từ bên trong, con không lập kế hoạch gì trong cuộc sống mà vẫn sống có trách nhiệm đối với những người xung quanh.Cách sống như trên là đúng nhất và tuyệt vời nhất. Nhưng để làm được như vậy thì Kiến của con phải sâu sắc để xác quyết rằng Biết luôn ở đây và Biết làm hết nên con giao phó toàn bộ cuộc đời con cho Biết. Bước quan trọng cuối cùng con cần nhận ra rằng con có giác ngộ hay không là do Biết quyết định chứ không phải do cố gắng của con.- Trích Buổi Dẫn thiền hai bước làm quen với Biết tại Đà nẵng ngày 24.9.2022Giọng đọc: Tuệ Vân
6/12/2023 • 4 minutes, 53 seconds
52. BẢN CHẤT CỦA NỖI SỢ LÀ GÌ?
BẢN CHẤT CỦA NỖI SỢ LÀ GÌ?Chất liệu của nỗi sợ là Biết, một nỗi sợ hiện ra trong mặt gương của Biết thì chính là một với mặt gương và không hại được mặt gương của Biết. Nếu con hiểu được bản chất nỗi sợ, con thấy rằng bản chất nó là vô hại sẵn rồi. Các con cần nhận ra là bản chất của nỗi sợ là vô hại vì nó là Biết, nó không thể nào làm hại đời ai được.Khi nỗi sợ xảy ra, thay vì chạy theo nó con hãy nhận ra cái không gian nơi nỗi sợ xảy ra. Khi nỗi sợ xảy ra, con cho phép nó xảy ra và nhận thấy Biết đang ở đấy thì một lúc sau nỗi sợ sẽ biến thành Biết hoặc tan luôn vào Biết. Dù nỗi sợ có thể tan mất luôn, hoặc vẫn ở đấy thì cũng chẳng sao hết. Khi nỗi sợ xảy ra con nhìn vào bản chất của nỗi sợ, chính là Biết đang ở đấy. Thế là đủ rồi, con không cần làm thêm cái gì cả.Trích bài: 2023.05.26 Cho phép nỗi sợ xảy ra (Sau xem phim Fast & Furious X, HN)Giọng đọc: Xuân Hoà.
6/8/2023 • 2 minutes, 1 second
51. HOÀ BÌNH THỰC SỰ ĐẾN TỪ SỰ ĐẦU HÀNG CỦA CÁI TÔI TRƯỚC BIẾT
HOÀ BÌNH THỰC SỰ ĐẾN TỪ SỰ ĐẦU HÀNG CỦA CÁI TÔI TRƯỚC BIẾTMột bạn: Để mình hòa bình được với các thứ trong cuộc sống thì con thấy Thiền để nhận ra mọi thứ chỉ có Biết cũng là một cách. Ví dụ: con đang tức giận với ai đó thì con nên thiền theo cách này để thấy họ là Biết, con là Biết và cơn giận cũng là Biết để hòa bình với cái đang là.Thầy Trong Suốt: Chính việc thực hành thiền để đi tìm họ và cơn giận là Biết thì sai hoàn toàn chứ không phải mang lại hòa bình. Dù cách thực hành này có thể cũng gây ra cảm giác bình an tạm thời khi có cảm xúc tiêu cực nhưng ẩn dưới đó là động cơ muốn tiêu diệt cái khổ - đó chính là mầm mống chiến tranh chứ không phải hòa bình. Khi thấy họ gây khổ cho con, vì không thể dùng phương pháp ngoài đời để đánh họ hay xua đuổi cơn tức giận thì con lại tìm cách thực hành tâm linh để thấy họ là Biết để tiêu diệt họ và nỗi khổ họ gây ra cho con. Cách thực hành này chỉ tăng trưởng cái tôi tâm linh, lợi thì ít mà hại thì nhiều, và vì thế kết quả không bền vững. Vì nếu con thực hành tốt thì con tạm thời hết khổ, nhưng vài ngày sau con thực hành không tốt thì con lại thấy họ là thật và nỗi khổ lại quay về.Hòa bình thực sự mà Thầy muốn truyền đạt cho các con đến từ sự bất lực của cái tôi trước Biết nên nó không tăng trưởng cái tôi tâm linh. Khi hiểu sâu sắc rằng mọi việc là biểu diễn của Biết nên con chỉ đơn giản thừa nhận rằng con không hề có vai trò hay quyết định gì với sự đến hay đi của nỗi khổ. Con thấy khổ không thể hết được, con tự nhắc mình câu thần chú: “Này bạn tức giận ơi, bạn đến lúc nào cũng được, đi lúc nào cũng được, ở lại bao lâu cũng được. Vì tôi nhận ra rằng, cả tôi, bạn và người gây ra nỗi khổ này là sự biểu diễn tự nhiên của Biết”. Khi cái tôi hoàn toàn mất đi sức mạnh trước Biết thì con vẫn sẽ bình an ngay cả khi con thực hành Pháp kém.Còn cách Thiền để nhận ra tôi, mọi người và thế giới đều cùng một chất liệu là Biết thì đó là cách làm quen với Biết chứ không phải hòa bình.Trích Buổi Dẫn thiền hai bước làm quen với Biết tại Đà nẵng ngày 24.9.2022Giọng đọc: Minh Phương
6/5/2023 • 3 minutes, 56 seconds
50. XÁC QUYẾT TRÊN MỘT THỨ THÌ NỖI BUỒN TỰ GIẢI PHÓNG
XÁC QUYẾT TRÊN MỘT THỨ THÌ NỖI BUỒN TỰ GIẢI PHÓNGMột bạn: Khi được Thầy hướng dẫn cách thực hành Thiền, con đã xác quyết rằng mọi thứ chỉ là Biết, không hề có cái tôi nào và cũng không hề có thế giới xung quanh. Nhưng con thắc mắc liệu đã xác quyết nếu tất cả là Biết làm,...nỗi sợ, cách sống, định mệnh hay giác ngộ cũng là Biết làm thì chúng ta học Pháp Biết có lợi ích gì?Thầy Trong Suốt: Sóng là trò chơi của biển, tu hành là trò chơi của Biết. Mỗi người sinh ra đều có một sứ mệnh riêng, nếu con có sứ mệnh của tu hành giác ngộ thì vào một thời khắc cụ thể, con tham gia học lớp Biết này và con giác ngộ. Sự thật thì con là Phật đang chơi trò chơi “Tôi quên mất mình là ai!”. Vì trò chơi này vẫn tiếp diễn nên tôi gặp một vị Thầy nhắc cho tôi nhớ lại tôi thực sự là ai và thân tâm này chỉ đơn giản là trò chơi của Biết.Về bản chất thì Biết làm, Biết chịu. Nhưng vì chưa chứng ngộ và vẫn còn ngã chấp nên dù thừa nhận Biết làm nhưng khi nỗi khổ xảy đến thì con vẫn tin con là người chịu đựng. Vì thế nên con cần thực hành theo trình độ của mình, ở trình độ thấp thì phải cẩn thận lúc làm, trình độ cao hơn thì con sẽ có sự thả lỏng bên trong, còn khi con đã tiến xa trên con đường thì con nhận ra toàn bộ hành động và mọi thứ trên thế giới này chỉ có Biết, Biết làm hết thì con tự do hoàn toàn và khi đó bất kỳ suy nghĩ, lời nói hay hành động nào của con cũng chỉ làm lợi ích cho những người xung quanh.Trước đây, dù miệt mài tập Pháp nhưng khi nỗi buồn đến con vẫn tìm mọi cách tiêu diệt nỗi buồn đi. Giờ nhận ra nỗi buồn là một với Biết, cùng chất liệu với Biết, xuất hiện và tan biến vào trong Biết thì con thấy chỉ có cái đang là, không hề có cái tôi nào chịu sự dày vò mà nỗi buồn mang lại. Khi ấy, con không cần phải làm gì thì nỗi buồn cũng tự giải thoát.- Trích Buổi Dẫn thiền hai bước làm quen với Biết tại Đà nẵng ngày 24.9.2022Giọng đọc: Minh Phương
6/2/2023 • 3 minutes, 21 seconds
49. BIẾT NHƯ KHÔNG GIAN ÔM TRỌN MỌI THỨ
BIẾT NHƯ KHÔNG GIAN ÔM TRỌN MỌI THỨKhi những trận trận cuồng phong của cảm xúc đến, con cho phép nó xảy ra, con chỉ cần làm một việc duy nhất là Biết. Cơn cuồng phong nào rồi cũng qua đi để lại một bầu trời trong trẻo. Khi trong trẻo, sáng suốt rồi thì thường quyết định của mình sẽ đúng chánh kiến hơn. Còn con ở trong cuồng phong rồi chống lại cuồng phong thì quay cuồng ngay, đúng không?Biết cuồng phong là cách để cuồng phong không làm hại được con. Nó rất cuồng loạn nhưng nó đến rồi sẽ đi. Khi bắt đầu trong trẻo mình bắt đầu đem chánh kiến vào soi xem cái gì trong cái đống cuồng phong này.Lúc đó, bên trong con bắt đầu có một khoảng không gian, con có một khoảng trống để bình tĩnh xem. Còn nếu con tập ít thì thói quen con sống vẫn chạy theo tiêu cực thì sẽ mong manh lắm. Con tập nhiều lên, cái này đơn vị phải đo bằng năm. Khi tập phải đến đơn vị năm, bên trong con mới có khoảng trống, con cho phép cuồng phong xảy ra rồi tan ngay bên trong con, lúc đầu con chạy theo cuồng phong, đánh nhau với cuồng phong nhưng dần dần Biết chính là khoảng cách. Biết giống như không gian, ôm trọn lấy mọi thứ và nó chẳng đánh nhau với cái gì. Không gian này có từ chối cái gì không, bảo không được có bão, chỉ có ánh nắng được không, hay nó ôm trọn mọi thứ? Biết giống như không gian, con bắt đầu có cảm giác mình giống không gian.Các con không nên tập như kiểu có một suy nghĩ là xông vào đánh nó, đuổi nó đi. Con cứ biết đã, thì chuyện gì cũng trôi qua. Khi trôi qua xong thì chánh kiến đến. Ngày xưa các con có một suy nghĩ đến là con chạy theo, làm theo nó ngay. Bây giờ con biết nó. Biết chính là con có khoảng cách, giống như con biết cái điện thoại này thì con con phải có khoảng cách với nó.Khi con biết một cái gì đó nghĩa là con đã có khoảng cách với nó rồi. Con chưa biết, khả năng cao là con đang dính chặt vào nó. Nó đến mình xông vào đánh, đuổi nó đi, nghĩa là mình không biết suy nghĩ đấy, nghĩa là mình đã dính chặt vào suy nghĩ đấy. Khi con nhìn một suy nghĩ tiêu cực nghĩa là con đã có khoảng cách với nó rồi. Vậy nếu con không nhìn rõ thì ngày xưa là cứ đánh nhau, cứ mãi cưỡi trên suy nghĩ A sang suy nghĩ B. Bây giờ mình có khoảng cách như thế này rồi làm sao nó làm hại được mình nữa. Nên pháp Biết này rất là quan trọng!- Trích buổi nói chuyện với lớp Trầm cảm, buổi 5 ngày 18.01.2020 HNGiọng đọc: Thuỳ Anh
5/31/2023 • 5 minutes, 48 seconds
48. BIẾT HƠI THỞ - CÁCH ĐỂ NHỚ KHÔNG GIAN CỦA BIẾT ĐANG Ở ĐÂY
BIẾT HƠI THỞ - CÁCH ĐỂ NHỚ KHÔNG GIAN CỦA BIẾT ĐANG Ở ĐÂYMột học trò trầm cảm hỏi: Thưa Thầy, có những lúc con không định tâm được để tập BIết thì mình làm thế nào ạ?Thầy Trong Suốt: Trầm cảm xảy ra ở suy nghĩ hay xảy ra ở Biết? Biết nó có trầm cảm không? Cái Biết có bị trầm cảm đi hay hưng cảm lên được không? Biết không trầm cảm, hưng cảm, không bị ảnh hưởng bởi trầm cảm hay hưng cảm hay bất cứ cái gì cả. Không gian của Biết bằng nhau ở một người tâm thần hay một người thường. Môn Biết là môn cần cần cù, con tập Biết nhiều lên, con thấy rằng không gian của Biết lúc nào cũng ở đây, là cái thực sự có thật. Còn những thứ đi qua đi lại này thì không luôn ở đây. Dần dần con thấy là những thứ này không quan trọng nữa, cái Biết quan trọng hơn.Vì vậy một cách rất quan trọng để nhắc là tập thói quen biết hơi thở. Biết hơi thở vừa dễ vừa tạo cho mình cách nhắc. Không gian của Biết hiển lộ rõ ràng hơn với con khi con biết hơi thở. Tất cả các con nên tập biết hơi thở, bằng cách hít vào, niệm "Om Ma Ni", thở ra niệm "Pê Mê Hung". Nếu con biết hơi thở thì không gian của Biết mở rộng dần ra. Đấy là lý do hít vào "Om Ma Ni”, thở ra "Pê Mê Hung", con làm đúng như vậy là tốt nhất.Nếu con không làm được như vậy thì con tìm cách nào đó không niệm "Om Ma Ni", vì nhiều bạn bảo là hít thở "Om Ma Ni Pê Mê Hung" khó quá, thì tìm cách nào chỉ biết hơi thở thôi, mà không cần niệm "Om Ma Ni Pê Mê Hung". Nếu con không tập được thì con cải biến cách đấy sao cho vẫn biết được hơi thở, mà không cần hít thở "Om Ma Ni". Vì lý do chính của Pháp đấy không phải là câu thần chú, mà làm cho con lúc nào cũng biết hơi thở, hít vào thở ra đều biết, tâm con đang ở đây, đầy nhận biết. Đấy gọi là biết hơi thở.Đấy là cách căn bản mở rộng không gian của Biết. Và không gian của Biết mở rộng từ từ, cứ nhích dần từng tý một chứ không ngay lập tức được. Sẽ có nhiều lúc con rối loạn quá, mình không làm được, tập được, thì thói quen biết hơi thở sẽ giúp con. Lúc đấy chỉ cần biết hơi thở thôi, thế là không gian Biết xuất hiện trở lại, lại mở rộng ra.-Trích buổi nói chuyện Vòng xoáy trầm cảm và cách tập biết (HN, 21.12.2020)Giọng đọc: Minh Trang
11/7/2022 • 4 minutes, 2 seconds
47. TẬP TRUNG VÀO BIẾT THAY VÌ TẬP TRUNG VÀO HÀNH ĐỘNG!
Tập trung vào biết thay vì tập trung vào hành động!Một bạn: Con biết là mình đang có suy nghĩ là mình không chấp nhận được nhân quả của mìnhThầy Trong Suốt: Đúng rồi! Khi con tự hỏi đang có suy nghĩ gì thì con sẽ thấy rất nhiều suy nghĩ hiện ra và con cảm nhận được những suy nghĩ đấy ngay! Con sẽ thấy có suy nghĩ A, B và C. Tập lâu dần thì con sẽ thấy các suy nghĩ đến và đi. Vậy, điều con làm được là con luôn biết có suy nghĩ gì, có cảm xúc gì. Còn điều con không thể làm được là: “Làm thế nào tôi sửa được tình huống này thành tình huống tốt hơn!”, “Làm thế nào để tôi suy nghĩ bớt tiêu cực hơn!” Trước đây, con đã quen học cách muốn sửa suy nghĩ, còn hôm nay Thầy chỉ dạy các con phương pháp là biết suy nghĩ! Sửa suy nghĩ và biết suy nghĩ là hai phương pháp khác hẳn nhau. Sửa suy nghĩ thì vô cùng khó vì tập quán hay thói quen của các con tích tập từ bao lâu rồi, các con đã bị ám thị rất nhiều năm rồi và các con đã định hình ra mình thuộc loại tính cách nào rồi. Sửa suy nghĩ hoàn toàn trái với Vô thường và ẩn dưới đó là một loại kỳ vọng – kỳ vọng rằng con trở thành cái khác cái con đang là. Kỳ vọng vào chính mình khiến con càng bất lực và trở nên trầm cảm. Ngược lại, biết là có suy nghĩ gì thì vô cùng dễ vì nó đơn giản và ai cũng làm được, ngay cả trẻ con và người già cũng làm được. Như vậy, phương pháp nào vừa dễ mà đúng thì các con nên thực hành. Thế nên mấu chốt ở đây là các con nên tập trung vào biết thay vì tập trung vào hành động.Trích từ bài giảng cho Nhóm Trầm Cảm - Buổi 2 ngày 06/01/2019: “Biết cái mình đang là”Giọng đọc: Tuệ Vân
11/5/2022 • 5 minutes, 15 seconds
46. GIẢI QUYẾT TÂM LÝ CHỐNG LẠI - BÍ KÍP SỐNG CHUNG VỚI TRẦM CẢM MỘT CÁCH HẠNH PHÚC!
Giải quyết tâm lý chống lại – Bí kíp sống chung với trầm cảm một cách hạnh phúc!Một bạn: Lúc lên cơn trầm cảm thì cảm xúc tiêu cực của con dâng lên rất là mạnh. Khi ấy, con chỉ muốn xua đuổi chúng đi thật nhanh để con có thể sống bình thường và vui vẻ trở lại. Xin Thầy chỉ cho con cách làm thế nào những người trầm cảm như con hết khổ?Thầy Trong Suốt: Con khổ không phải trầm cảm mà con từ chối các cơn trầm cảm. Khi con cảm thấy lo lắng, tức giận hay sợ hãi thì tâm trí tự nhiên sẽ sinh ra một mong muốn tiêu diệt các cảm xúc tiêu cực đó. Nhưng điều này vừa khó lại vừa thiếu hiểu biết vì con không thể sửa trầm cảm hay hưng cảm mà chỉ có thể hoàn toàn chấp nhận nó một cách có trí tuệ.Vì thế, con cần kiểm tra liệu con có tâm lý chống lại hay không? Nếu có thì con nên nhắc mình về sự thật rằng: con không có vai trò gì với các cơn trầm cảm cũng như không thể làm được gì với tâm lý chống lại vì chúng hoàn toàn là sự biểu diễn của Biết. Khi ấy con sẽ đồng ý và chào đón các cơn trầm cảm hoặc các cảm xúc tiêu cực khác. Con thầm nhủ rằng, các bạn trầm cảm đến lúc nào cũng được, đi lúc nào cũng được, ở lại cùng con bao lâu cũng được. Con sẽ không xua đuổi các bạn ấy vì các cơn trầm cảm không gì khác là những người bạn thân thiết đến để nhắc con sự thật về tình thương yêu. Lúc ấy, thay vì từ chối thì con sẽ yêu thương và rộng mở trái tim ôm các bạn ấy vào trong lòng và thầm nói rằng: “Cùng nhau, chúng ta sẽ về nhà bạn nhé!”.Vì vậy, con có thể vẫn trầm cảm mà lại được sống một cuộc đời hạnh phúc vì con đã giải quyết được tâm lý chống lại rồi!Trích Lớp BIẾT – Hòa Bình Với Thực Tại tháng 8/2022Giọng đọc: Thuỳ Anh
11/3/2022 • 3 minutes, 30 seconds
45. THẤY BẢN CHẤT SUY NGHĨ ĐẾN ĐI LÀ HẾT KHỔ
THẤY BẢN CHẤT SUY NGHĨ ĐẾN ĐI LÀ HẾT KHỔThầy Trong Suốt: Người thông thường muốn hết khổ thì có thể khống chế nội dung của suy nghĩ bằng cách đổi suy nghĩ để hạnh phúc. Nhưng đổi suy nghĩ có phải thực sự là con đường để hạnh phúc không? Người bình thường muốn hết khổ thì có thể thay suy nghĩ khổ thành suy nghĩ sướng, thay suy nghĩ tôi bất ổn thành suy nghĩ tôi ổn. Nhưng người trầm cảm thì không đổi được suy nghĩ đấy.“Mình đang rất trầm cảm mà bảo phải vui lên thì có vui lên nổi không? Mình là đứa vô dụng mà phải sửa thành đứa hữu dụng thì có sửa được không?” Không!Vì con trầm cảm, con không thoát được khổ nếu đổi suy nghĩ. Cuối cùng muốn thoát khổ thì không thể đổi suy nghĩ được. Chỉ có một cách là con thấy rõ suy nghĩ đến và đi, dần dần khổ biến mất. Một ngày nào đó con thấy suy nghĩ chỉ là thứ đến rồi đi thì dần dần nó không còn sức mạnh nữa. Suy nghĩ sướng vẫn đến, suy nghĩ khổ vẫn đến nhưng con không còn bị ảnh hưởng bởi nó nữa thì con hết khổ. Còn nội dung suy nghĩ con không khống chế được đâu.Đấy là con đường thoát khổ cho người trầm cảm. Các con không cần đổi suy nghĩ. Dù các con có trầm cảm đi nữa thì con vẫn có đủ khả năng thấy được bản chất của suy nghĩ - là suy nghĩ đến đi như gió thoảng. Con chỉ cần Biết thôi, là con đã thực chứng được rằng suy nghĩ đến rồi sẽ đi. Con chỉ cần duy trì cái Biết, con sẽ thực chứng bằng kinh nghiệm cá nhân của con, rằng mọi suy nghĩ đến rồi đi, chẳng có gì quan trọng như con tưởng. Hôm nay muốn tự tử, ngày mai lại muốn yêu đương, có phải cực kỳ vô lý không? Nhưng nội dung thì có quan trọng gì đâu, suy nghĩ liên tục mâu thuẫn nhau nhưng đặc điểm chung của nó là đến rồi đi sạch!Nếu con chịu khó nhận ra rằng lúc nào cũng Biết thì con sẽ thấy rằng các suy nghĩ không còn quan trọng nữa. Các con khổ vì các con tin vào suy nghĩ đấy. Nhưng khi nó đến rồi đi con mới thấy rằng là nó chỉ đến rồi đi mà thôi. Thế là hết khổ! Người trầm cảm là đi con đường đấy, một phát thoát tất cả các suy nghĩ đau khổ vì tất cả khổ của các con nằm trong suy nghĩ!- Trích buổi nói chuyện: [Buổi 7] 2020.12.21 Vòng xoáy trầm cảm và cách tập biết (HN)Giọng đọc: Ngọc Tuyết
10/31/2022 • 7 minutes
44. BIẾT SUY NGHĨ LÀ THOÁT KHỎI TRẦM CẢM
BIẾT SUY NGHĨ LÀ THOÁT KHỎI TRẦM CẢMThầy Trong Suốt: Cùng lúc con có hai suy nghĩ rất độc hại và suy nghĩ đúng đắn chạy song song với nhau. Nếu con không biết gì cả, con sẽ chạy theo suy nghĩ tiêu cực vì khi không biết thì con sẽ làm theo thói quen. Thói quen của con là trầm cảm thì con sẽ chạy theo suy nghĩ trầm cảm nhất trên đời có thể có được. Cảm xúc mà, liên quan đến cảm xúc con sẽ thường hạy theo cái nào thỏa mãn cảm xúc của mình, mà thường là tiêu cực. Thế là đi xuống vực. Các con trải qua trầm cảm, con biết rồi đúng không?Khi trầm cảm, con chạy theo suy nghĩ tiêu cực nhất hay là sáng suốt nhất? Nhưng giả sử lúc đấy con lại biết là: À, có hai suy nghĩ. Nếu con biết cả hai cái suy nghĩ đấy, con sẽ đi theo hướng nào? Con có muốn chọn suy nghĩ kiểu gì cũng xuống vực không?Lâu nay con chạy theo suy nghĩ tiêu cực vì con không hề biết nó. Nên các con phải tăng thói quen Biết lên. Vì thông thường chẳng ai muốn chạy theo một cái tiêu cực cả, chẳng ai muốn trầm cảm cả. Do con không biết thuyền này đi về đâu nên con nhảy bừa lên. Còn lần nào cũng như lần nào con biết là thuyền đi về đâu thì con có muốn nhảy lên nữa không? Dần dần con không muốn nhảy lên nữa!Nếu con biết cả hai suy nghĩ đấy con sẽ chạy theo cái nào? Đi theo cái là “không sao đâu chứ”, đúng không? Chứ đời nào con lại theo suy nghĩ: “Thôi, đời thế là hết”. Nhưng chính vì con không biết nên mới có chuyện con chìm vào cơn trầm cảm. Nên với những người trầm cảm thì nhu cầu biết suy nghĩ càng mạnh, càng phải cao hơn những người không trầm cảm. Những người không trầm cảm thì có thể mặc định chọn suy nghĩ tích cực. Có người đời sống tích cực quen rồi, mặc định là rất lạc quan yêu đời. Nhưng các con là mặc định bi quan, nếu con không biết thì sẽ chìm theo suy nghĩ nào? Mặc định là chìm vào bi quan. Đấy là lý do các con phải học môn Biết này. Biết là điểm đầu tiên của sáng suốt!- Trích buổi nói chuyện lớp Trầm cảm ngày 11.09.2019Giọng đọc: Minh Phương
10/29/2022 • 4 minutes, 13 seconds
43. CÁCH HOÀ BÌNH VỚI CƠN ĐAU TRÊN THÂN THỂ
CÁCH HOÀ BÌNH VỚI CƠN ĐAU TRÊN THÂN THỂKhi bị hành hạ bởi bệnh tật hay bất kỳ cơn đau nào trên thân thể, vì nhầm tưởng mình làm được điều gì đó nên con sẽ tìm cách tiêu diệt cơn đau! Sự thật thì con khổ không phải do cơn đau mà do tâm lý từ chối cơn đau! Chính tâm lý từ chối đó của con đã ngầm gán cho nó một tầm quan trọng nên cơn đau càng ở lại lâu hơn! Vì vậy, bước quan trọng đầu tiên con cần nhận ra là hoàn toàn chấp nhận cơn đau! Con không chấp nhận sao được vì con có làm gì được đâu?! Cơn đau chỉ hoàn toàn là biểu diễn của Biết và nếu con xác quyết vào Sự thật này thì con đã mang ánh sáng vào trong một căn phòng tối, khi đó bóng tối sẽ tự tan biến cũng như cơn đau dần mất đi sức mạnh chi phối tâm trí con!Khi đã hiểu sâu sắc rằng thái độ hoàn toàn chấp nhận cái đang là chính là nền tảng trước khi thực hành bất kỳ phương pháp nào thoát khổ thì con cần nhận ra thêm một điều: con cũng cần đón nhận cả tâm lý muốn từ chối cơn đau, vì chắc chắn con sẽ có tâm lý này do thói quen bao năm từ chối bất kỳ cái gì con nghĩ sẽ gây hại cho con. Khi có trí tuệ chiếu soi thì tình thương yêu của con sẽ xuất hiện một cách tự nhiên! Con tự nhủ rằng: cơn đau trên thân thể hay bất kỳ bệnh tật nào khác có thể đến lúc nào cũng được, đi lúc nào cũng được và ở lại bao lâu cũng được!Vậy, khi có trí tuệ và tình yêu thương với cơn đau rồi thì con có tìm cách chữa bệnh không? Con sẽ hiểu sâu sắc rằng mọi thứ là biểu diễn của Biết nên thân thể của con cũng bình đẳng với các nội dung khác của Biết, vì thế nó cũng cần được yêu thương. Con sẽ có một hành động phù hợp với con trong hoàn cảnh đó, nếu cần con sẽ uống thuốc giảm đau hoặc dùng bất kỳ phương pháp chữa bệnh nào để giúp cho cái thân này khỏe lại để con có thể giúp mình và giúp người tốt hơn trên con đường đi đến hạnh phúc chân thật.- Trích buổi nói chuyện "Hoà bình với thực tại" HN 8/2022Giọng đọc: Tuệ Anh
10/27/2022 • 3 minutes, 37 seconds
42. CẢM XÚC LÀ NHẤT THỜI, BIẾT THÌ KHÔNG NHẤT THỜI
CẢM XÚC LÀ NHẤT THỜI, BIẾT THÌ KHÔNG NHẤT THỜIThầy Trong Suốt: Cái Biết nó không thay đổi, lúc nào cũng biết, còn cảm xúc thì thay đổi liên tục nên khi con ở trong Biết càng nhiều, con càng ít bị ảnh hưởng bởi cảm xúc.Cảm xúc nó chỉ đến thôi. Vì con nhìn thấy một thứ rất vững chắc, ổn định rồi thì những thứ khác trở nên không ổn định. Những thứ mà lâu nay con cho là quan trọng như cảm xúc, suy nghĩ đến và đi, nhưng Biết thì sao? Có đến đi không? Có mất Biết không?Không! Cảm xúc, suy nghĩ con chạy qua chạy lại liên tục nhưng nếu con nhớ về cái Biết này đủ lâu, con bắt đầu thấy trên đời này có một thứ rất là vững chắc. Nếu con có một mối liên hệ với Biết, dần dần con thấy tất cả cảm xúc, suy nghĩ của con đến rồi đi, như gió thoảng thôi.Nếu con tập đủ lâu, con sẽ thấy rằng cảm xúc chẳng có gì đáng sợ cả, nó chỉ là nhất thời thôi. Cứ cho là muốn tự tử đi, thì sao? Lý thuyết mà nói thì con biết thừa, muốn tự tử là nhất thời, đúng không? Nhưng mà đấy là lý thuyết. Còn cái Thầy đang nói không phải là lý thuyết. Do lúc đấy con thấy rằng: “Muốn tự tử thì đang biết là muốn tự tử, không muốn tự tử thì biết là không muốn tự tử.” Dần dần con thấy là suy nghĩ muốn tự tử cũng chỉ đến và đi mà thôi. Nó là thứ nhất thời, con nói bằng kinh nghiệm cá nhân của con chứ con không nói bằng lý thuyết của Thầy nữa. Bởi vì con đã kinh nghiệm được rằng đúng là nó nhất thời thật. Còn cái Biết thì không nhất thời, nó luôn ở đây, lúc nào con cũng biết.Con bắt đầu giảm sự lệ thuộc vào suy nghĩ và cảm xúc. Vì con thực chứng tính nhất thời của nó. Không phải con nghĩ về tính nhất thời của nó như là lý thuyết, mà con thực chứng bằng kinh nghiệm cá nhân của con. Đúng chưa? Nếu con tập pháp Biết nhiều lên, thì cái Thầy nói tự xảy ra. Vì sao mà nó là cái nhất thời? Vì con biết nó đến, rồi con lại biết nó đi, rồi con lại biết một cái khác đến, cái khác đi…Tất cả các thứ đến đi thì thì nhất thời, nhưng cái Biết thì không nhất thời. Nó luôn ở đấy. Con sẽ cảm nhận được rằng, các cảm xúc này này chỉ nhất thời thôi. Đấy! Tất nhiên cái này sẽ khác nhau giữa hiểu và thực chứng. Hiểu là mọi thứ vô thường ai cũng hiểu nhưng mà có kinh nghiệm được không thì lại chính là pháp Biết này. Nếu con nhớ về Biết đủ lâu, thì cái này sẽ tự đến con không cần phải ép mình thấy mọi thứ nhất thời. Con cứ nhớ về Biết đi, cái gì đến con biết, cái gì đi con biết, con sẽ thấy rằng thứ con biết đến và đi liên tục.Trầm cảm là gì? Con có một suy nghĩ tiêu cực nào đó, xong con chạy theo nó ngay. Không trầm cảm là gì? Khi có một suy nghĩ tiêu cực đến, con thấy rằng nó chỉ là suy nghĩ nhất thời thôi, rồi nó sẽ đi, con không chạy theo nó nữa, thế thôi!Nhưng làm thế nào để không trầm cảm? Khi con tập nhiều lần trong ngày thì việc con ở trong không gian của Biết rất nhiều. Không gian của Biết thì luôn ở đây, nhưng việc con có biết nó luôn ở đây không thì nếu không nhắc thì con không biết, không nhớ. Nhưng con nhắc đủ lần thì con thấy không gian Biết cứ ở đấy mãi. Còn các cảm xúc, suy nghĩ trầm cảm cứ đến đi vèo vèo. Nó có nội dung tiêu cực gì chẳng quan trọng nữa. Nó là gì cũng được, không quan trọng, đặc điểm chung của nó là đến rồi đi. Dần dần nó không còn sức mạnh với con như ngày xưa nữa.Trích buổi nói chuyện: [Buổi 7] 2020.12.21 Vòng xoáy trầm cảm và cách tập biết (HN)Giọng đọc: MInh Phương
9/21/2022 • 7 minutes, 4 seconds
41. Hòa bình với chính mình bằng phương pháp tha thứ có trí tuệ
Một bạn: Trước đây con từng sống rất khổ sở, con luôn sống trong ảo tưởng rằng khi đi ra đường luôn có cảm giác có người muốn hãm hại mình. Ở trong gia đình thì con cấu xé chồng con, cầm dao đuổi rượt con con, ở sân tập bóng thì con đuổi đánh các bạn và bắt họ phải chiều theo ý mình. Sau đó được Thầy dạy pháp Biết thì con dần thả lỏng hơn, tập chấp nhận mình nhiều hơn. Con dần chấp nhận mình bị điên và nếu nghi ngờ việc mọi người xung quanh đang cười con thì con cũng không làm gì hại họ như trước. Tuy nhiên, con vẫn chưa thoát hẳn các ảo tưởng để thực sự hòa bình với chính mình. Xin Thầy chỉ dạy cho con phương pháp!Thầy Trong Suốt: Làm được như con đã là một kỳ tích rồi, con đã thoát khỏi những chuyện đó và giờ ngồi đây cùng các bạn một cách bình thường. Tuy nhiên, con nên tập cách chấp nhận hoặc tha thứ cho mình nhiều hơn bằng cách hòa bình với lịch sử của chính mình. Nhưng để làm được như vậy thì con phải có trí tuệ, nếu không những mầm mống của hận thù sẽ bùng lên mạnh hơn. Cách tha thứ mà các con hay cả thế giới vẫn quen dùng đều tin rằng thực sự có tội ác, con là nạn nhân và người gây tổn thương cho con là thủ phạm, khi ấy, vì được nuôi dạy là người tốt nên con cắn răng tự nhắc: “Chuyện đã xảy ra rồi nên mình cần bỏ qua! Mình phải tha thứ cho họ!” Tuy nhiên, cách này vẫn có giá trị về mặt tương đối nhưng lại tiềm ẩn hạt giống của bạo lực mạnh hơn, vì nếu hoàn cảnh đủ xấu xảy ra và họ tiếp tục gây tổn thương cho con ở mức trầm trong hơn thì con mặc định cho mình quyền trả thù họ mạnh tay hơn để dạy cho họ một bài học. Như vậy, cách tha thứ không có trí tuệ này rõ ràng không giải quyết rốt ráo vấn đề vì nó không nhổ được tận gốc mầm mống của bạo lực.Vậy, tha thứ có trí tuệ thì con nên thực hành như thế nào? Con đã học pháp Biết và nhận ra tất cả đều là biểu diễn của Biết, cả con và họ đều là biểu diễn của Biết và họ hoàn toàn không có quyết định gì cũng giống như con, mọi thứ đều quyết định bởi Biết. Hiểu được như vậy thì con nhận ra không có ai là thủ phạm, không có ai là nạn nhân và cũng không có hành động gây tổn thương nên con không còn phải tha thứ cho ai nữa. Thấy rằng họ không làm gì cả nên không cần phải tha thứ là tha thứ có trí tuệ.Con may mắn hơn người khác là con có phương pháp và cơ hội. Với pháp Biết và cả một quá khứ bị tổn thương thì con có quyết tâm thực hành đến cùng để đạt đến trạng thái hòa bình thực sự với chính mình và người khác không? Khi con hoàn toàn hòa bình với nỗi đau của mình rồi thì con sẽ tự nhiên chấp nhận được tất cả những sai lầm của người khác. Chỉ khi ấy, con mới nhổ được tận gốc mầm mống của hận thù và ghét bỏ.Trích bài giảng sau xem phim “Vô diện Sát nhân” ngày 26/8/2022Giọng đọc: Thuỳ Anh
9/19/2022 • 4 minutes, 51 seconds
40. NƯƠNG TỰA VÀO SUY NGHĨ ĐỂ SỬA HAY NƯƠNG TỰA VÀO BIẾT
Trong các suy nghĩ, suy nghĩ chống lại là cái gây cho con khổ, còn suy nghĩ “trời đẹp quá” không gây khổ. Nhưng mà “trời cứ phải đẹp mãi” là chống lại việc tý nữa nó không đẹp. Đấy là ví dụ về suy nghĩ chống lại gây khổ.Người thông thường sẽ sửa các suy nghĩ, ví dụ như là “trời cứ phải đẹp mãi” thì sẽ sửa là “Trời đẹp cũng được, không đẹp cũng được”, suy nghĩ này không gây khổ, đúng không? Đấy là những người sửa suy nghĩ để bớt khổ, nhưng mà cách đấy không vẹn toàn. Vì vô thường mà nói, ngày nào đó, tất nhiên là suy nghĩ “Trời phải đẹp” nổi lên là khổ rồi. Hay sửa suy nghĩ bao nhiêu năm xong hòn đá đập vào đầu thì còn sửa được nữa không? Lại reset từ đầu, lại “trời phải đẹp mãi”, đúng không?Nên là cách sửa suy nghĩ không vẹn toàn, nó không giải quyết được vấn đề một cách trọn vẹn. Bởi vì hòn đá đập vào đầu là reset tất cả các loại suy nghĩ của con, đá đập vào xong không nghĩ được nữa, nhưng biết thì vẫn biết. Đập hòn đá vào đầu thì có mất Biết không? Biết có bị ảnh hưởng gì không? Nên trọn vẹn là gì? Là suy nghĩ nào cũng được - con vẫn biết. Khi nào con đến trạng thái đấy thì mới gọi là xong, trước đấy thì chưa xong.Cái Biết thì giống mặt gương, hình ảnh nào cũng đến rồi đi hết. Nhưng mặt gương thì vẫn sờ sờ ở đấy, mặt gương không hề bị ảnh hưởng bởi hình ảnh nào cả. Vì thế mặt gương của Biết là vô địch, sống với nó đủ lâu thì con sẽ có tự tin, con không sợ suy nghĩ nữa. Suy nghĩ của con giống như hình ảnh bay qua, bay lại rồi mất hết. Mặt gương có bị ảnh hưởng bởi suy nghĩ không? Nên con nương tựa vào suy nghĩ để sửa thì rất bấp bênh. Còn con nhận ra mặt gương ở đây thì hết bấp bênh.Các con cứ tiến bộ từ từ, không cần vội, nhưng con dám để một cơn cảm xúc xảy ra mà không làm gì nó thì con nhận ra rằng: “Cơn nào rồi cũng qua” bằng kinh nghiệm cá nhân của con chứ không phải bằng lý luận. Còn nếu không dám để cảm xúc xảy ra thì con chỉ có lý luận là cơn nào rồi cũng qua thôi nhưng khi nó đến thì con thống khổ luôn, đánh nhau mải miết, xong không đánh thành công thì lại là lỗi của mình: mình dốt quá, kém quá…. Đấy! Nên là các con tập cần cù và kiên nhẫn cho phép nó xảy ra, để mình ngắm nó, biết nó, rồi thấy nó qua!Trích buổi nói chuyện: [Buổi 7] 2020.12.21 Vòng xoáy trầm cảm và cách tập biết (HN)Giọng đọc: Ngọc Tuyết
9/17/2022 • 5 minutes, 45 seconds
39. Con không phải là người tạo ra suy nghĩ thì con có bị hại bởi suy nghĩ không?
Con không phải là người tạo ra suy nghĩ thì con có bị hại bởi suy nghĩ không?Một bạn: Trước đây khi chưa được Thầy dạy phương pháp nhận biết các suy nghĩ và cảm xúc thì con rất hay phán xét và không chấp nhận được tính cách của mình. Tuy nhiên, khi bắt đầu thực hành pháp biết này thì con lại thấy có một sự cảnh giác hơn đối với các suy nghĩ tiêu cực. Ví dụ, khi một suy nghĩ xấu xuất hiện thì con lập tức nhận biết ngay rằng “Mình sẽ lại phán xét mình đây!” và nó như báo hiệu rằng “Mình sắp phải chịu một cái điều gì đấy!”Thầy Trong Suốt: Các con khổ vì đều có một niềm tin sai lầm rằng con là thân thể này và suy nghĩ này nên khi suy nghĩ đến thì con tin con là người tạo ra suy nghĩ và là người chịu đựng suy nghĩ đấy. Nhưng sự thực thì con không phải là người tạo ra suy nghĩ. Bằng chứng là có rất nhiều suy nghĩ con không muốn xuất hiện nhưng chúng cứ đến, con muốn suy nghĩ tích cực nhưng các suy nghĩ tiêu cực cứ ào ào xảy ra, con muốn dừng lại suy nghĩ nhưng không thể dừng được; Hơn nữa, các con cũng không thể đoán trước được suy nghĩ, ví dụ trong năm phút nữa không thể biết được mình sẽ suy nghĩ gì. Như vậy, con hoàn toàn không biết khi nào suy nghĩ đến rồi đi thì sao con lại tin con là người điều khiển suy nghĩ.Sự thực thì suy nghĩ được tạo ra bởi Nhân quả, đủ nhân đủ duyên thì suy nghĩ hiện ra, hết duyên thì suy nghĩ tan biến. Vì thế, con phải hiểu hai điều: Thứ nhất, con không phải là người tạo ra hay dừng lại suy nghĩ; Thứ hai, con chính là không gian nơi suy nghĩ xảy ra. Không gian không tạo ra, không dừng lại hoặc không điều chỉnh suy nghĩ. Không gian không hề bị hại bởi suy nghĩ, dù suy nghĩ tiêu cực cứ ào ào như thác đổ thì con hay không gian nhận biết cũng không bị đau đớn, nổ tung hay bị dày vò bởi dòng thác suy nghĩ đấy. Khi con tập pháp biết đủ lâu thì nó sẽ dần dần gợi cho con có một cảm giác rằng con chính là không gian ngập tràn sự nhận biết. Vì thế, con không bị hại bởi các cảm xúc tiêu cực và con cũng không cần phải đánh nhau với chúng nữa. Vậy, việc còn lại của con chỉ còn là nhận biết thôi. Nếu con thực hành được như vậy thì con sẽ hết trầm cảm và các bệnh tâm thần khác trên đời.Trích bài giảng cho Nhóm Trầm cảm – Buổi 3 ngày 13/7/2019Giọng đọc: MInh Phương
9/15/2022 • 4 minutes
38. Con thoát khỏi trầm cảm vì con ở ngoài suy nghĩ, chứ không phải có suy nghĩ tích cực hơn!
Con thoát khỏi trầm cảm vì con ở ngoài suy nghĩ, chứ không phải có suy nghĩ tích cực hơn!Một bạn: Sau khi con thực hành phương pháp tập biết suy nghĩ và cảm xúc một thời gian thì dần dần các suy nghĩ tiêu cực không còn chi phối con nhiều như trước đây. Nhưng con thắc mắc một điều: liệu mình chỉ tập nhận biết với các suy nghĩ tiêu cực để thoát khỏi trạng thái năng lượng thấp hay là các suy nghĩ tích cực mình cũng tập? Vì thực ra các suy nghĩ tích cực cũng khiến cho con thấy rất hài lòng và hướng thượng!Thầy Trong Suốt: Nếu hiểu về Vô thường thì con sẽ nhận ra rằng: ở trong một suy nghĩ tích cực thì một lúc sau cũng thành khổ cho xem. Ví dụ, con thấy chồng con thật là yêu con nhưng chỉ cần năm phút sau chồng con sẽ mắng con một trận nếu như con đi về nhà muộn. Như thế thì con khổ hay sướng? Giống như con đang ở trên thuyền thì thuyền đang đi bình thường, nhưng một giây sau thuyền lật úp con sẽ chết chìm luôn. Nhưng nếu con ở ngoài thuyền thì thuyền có lật lên lật xuống bao nhiêu lần thì con vẫn bình an vô sự. Như vậy, Thầy dạy các con phương pháp nhận biết để thực hành với tất cả các loại suy nghĩ và cảm xúc. Dần dần, con sẽ nhận ra con là cả một không gian nơi suy nghĩ đến rồi đi, ở đó không gian không hề bị hại bởi các suy nghĩ mà chỉ có một việc là nhận biết các suy nghĩ. Khi ấy, con sẽ tiến bộ và thoát khỏi trầm cảm không phải vì con có những suy nghĩ tích cực hơn, mà con đã bắt đầu ở ngoài suy nghĩ rồi.Trích Bài giảng cho Nhóm Trầm cảm – Buổi 3 ngày 13/7/2019Giọng đọc: Tuệ Anh
9/13/2022 • 2 minutes, 59 seconds
37. SUY NGHĨ ĐÙNG MỘT CÁI HIỆN RA NHƯ SỰ TOẢ CHIẾU CỦA BIẾT, RỒI TAN VÀO KHÔNG GIAN ĐÓ CỦA BIẾT
SUY NGHĨ ĐÙNG MỘT CÁI HIỆN RA NHƯ SỰ TOẢ CHIẾU CỦA BIẾT, RỒI TAN VÀO KHÔNG GIAN ĐÓ CỦA BIẾTTất cả những người đang trong cơn trầm cảm, đang rất khổ sở vì suy nghĩ chỉ cần thấy được suy nghĩ tự đến tự đi, không phải do mình tạo ra, là xong.Thấy được như vậy thì con tự sẽ mất mong muốn điều khiển suy nghĩ. Mất mong muốn điều khiển suy nghĩ là mất trầm cảm. Trầm cảm đến từ muốn kiểm soát mà không được, không kiểm soát được thì tự trách chính mình.Nếu con bắt đầu thấy suy nghĩ tự đến, tự đi, thì kiểm soát làm sao được nữa? Con sẽ mất mong muốn kiểm soát, có phải không?Chính vì con tin rằng con tạo ra suy nghĩ thì con mới tin con kiểm soát được nó. Có ai muốn kiểm soát mặt trời không, kiểm soát mây không? Mình có tạo ra mặt trời, tạo ra mây được không? Mặt trời tự mọc lên và và mây tự bay, nên không ai khống chế được hết. Nên không ai trầm cảm vì mặt trời mọc, mặt trời lặn cả, đúng không?Nhưng mọi người lại trầm cảm vì suy nghĩ của mình. Vì họ không thấy suy nghĩ cũng giống như mặt trời và mây thôi: tự mọc rồi tự lặn; mà họ lại tưởng họ làm suy nghĩ mọc và họ làm suy nghĩ lặn.Bằng việc chứng kiến được rằng suy nghĩ tự mọc tự lặn, dần dần mong muốn kiểm soát cứ yếu dần theo thời gian, rồi đến ngày sẽ mất hẳn.Khi đó con sẽ chẳng có mong muốn khống chế suy nghĩ nào hết, suy nghĩ thích bắn ra thì bắn, thích bắn thế nào thì bắn, không bắn thì thôi. Mình không nổi lên cảm giác muốn kiểm soát suy nghĩ nào, vì mình đã có quá nhiều kinh nghiệm rồi.Các con hiểu chưa đủ mà phải có kinh nghiệm rằng: suy nghĩ đùng một cái hiện ra như sự toả chiếu của Biết, rồi tan vào không gian đó của Biết. Thế nên Thầy cho rằng những người đang trầm cảm, đang ở đỉnh cao trầm cảm là rất lợi vì thế, vì họ có cơ hội chứng kiến được suy nghĩ hiện tan tự động rất dễ dàng.(Trích buổi nói chuyện cho lớp trầm cảm “Vòng xoáy trầm cảm và cách tập biết”, Hà Nội, 21.12.2020)--Giọng đọc: Thuỳ Anh
9/7/2022 • 3 minutes, 30 seconds
36. Vẻ Đẹp Của Trầm Cảm - p3
Vẻ Đẹp Của Trầm Cảm - p3Hôm nay đội bóng của mình tham gia bị trầm cảm. Lu Lu, tay ném được mệnh danh là “pháo thủ” đã quyết định rời đội sau 5 trận thua liên tiếp. Chị Thuỷ đội trưởng nhắn riêng cho mình, bảo vào động viên mọi người đi, cả đội đang trầm cảm lắm rồi, chị lo quá…Thực sự là đã lâu lắm rồi mình không trầm cảm, những mỗi khi có ai đấy nhắc đến nó, mình vẫn cảm thấy nhiều cảm xúc khó tả. Và một trong những cảm xúc mạnh nhất chính là nhu cầu viết ra vài dòng chia sẻ góc nhìn của mình về trầm cảm.Người ta có thể phân tích về nó, có thể đưa ra bao nhiêu giải pháp về mặt kỹ thuật để đương đầu với nó, nhưng cuối cùng, chỉ mình bạn là người trải qua nó, hiểu rõ nó và biết mình thực sự cần gì. Nhưng, giữa cơn trầm cảm, liệu bạn có biết mình thực sự cần gì?Mình vẫn còn nhớ rõ, cái thời mà mình vẫn chưa biết mình thực sự cần gì giữa cơn trầm cảm, và mình đã tưởng mình cần rất nhiều thứ. Mình đã tưởng rằng mình cần rời khỏi thành phố mình đang sống, thế là mình đi sang hẳn một quốc gia khác, vẫn trầm cảm. Mình đã tưởng rằng mình cần nghỉ ngơi, không làm việc, thế là mình dành một năm đi du lịch khắp Đông Nam Á, ngắm cảnh đẹp nếm thức ăn ngon, trầm cảm vẫn cứ đến. Mình đã tưởng rằng mình cần học thiền, thế là mình vào hẳn một trường thiền uy tín nhất Myanmar trong vòng ba tháng, nhiều lúc trầm cảm còn nặng nề hơn. Càng loay hoay tìm “giải pháp” xử lý, trầm cảm càng “xử đẹp” sự loay hoay của mình.Đội bóng ngày hôm nay gợi nhớ đến chính mình phiên bản loay hoay đó. Chị đội trưởng nhắn tin hỏi em thấy thế nào, mọi người đang đợi ý kiến của em, động viên mọi người một câu đi… mình chả nhắn biết gì, toàn seen không rep. Bởi vì, mình biết rõ, điều một người thực sự cần trong cơn bão không phải là một vài lời “gió thoảng mây bay”, mà thực sự cần hẳn một ngôi nhà vững chắc. Cái chúng ta cần giữa cơn trầm cảm, không phải là giải pháp, không phải là sự sẻ chia, mà đơn giản, chỉ là cảm giác an toàn.Và biết gì không? Chúng ta tuyệt đối an toàn, ngay giữa trầm cảm. Mình có thể viết một đoạn dài giải thích tại sao mình lại đi đến kết luận về sự an toàn này, nhưng mình thấy không cần thiết. Có nhiều thứ không cần hiểu, chỉ cần tin. Có nhiều thứ chả cần tin, chỉ cần được thực sự trải nghiệm.Bạn ơi, đội bóng ơi, hãy cho mình được trải nghiệm, dù chỉ là phép thử, ở yên trong sự lo lắng, bất an, không cần loay hoay đi tìm giải pháp cho chính sự mệt mỏi, tiêu cực của mình. Ở yên đấy, và tự hỏi, ngay lúc này mình có an toàn hay không?Hãy cho mình được trải nghiệm, dù nghe có vẻ kỳ quái, ở yên trong trạng thái tệ nhất, điên khùng nhất, cho phép những suy nghĩ xấu xa nhất được hiện ra theo đúng hình thù của chúng, không cần phủ lên bất kỳ một vỏ bọc tích cực, xoa dịu nào. Hãy hỏi, ngay lúc bão dông này, mình có an toàn hay không?Chúng ta không thể nào tránh được dông bão, quan trọng là, khi bão dông ập đến, ta đang ở đâu? Ta đang gồng mình chống chọi, hay ta đang ở trong nhà, ngắm nhìn sự quay cuồng của tạo hoá? Ngồi yên, nhìn xung quanh bạn sẽ thấy, chúng ta chưa bao giờ phải ra khỏi nhà giữa những trận bão cả.Vẻ đẹp của cơn bão, đôi khi là nằm ở sức tàn phá của nó: nó phá nát mọi thứ ngoài kia, nhưng không thể nào chạm đến sự an toàn của bạn, nếu bạn đang ở trong nhà. Trầm cảm cũng thế, vẻ đẹp của nó, chính nằm ở chỗ sự tàn phá khủng khiếp: nó phát nát tất cả giải pháp, tất cả sự tích cực, tất cả sự cố gắng, nhưng vẫn không thể nào chạm đến sự an toàn của bạn - nếu bạn đã dừng loay hoay lại và tự hỏi: Mình có an toàn hay không?Mình rất thích quê mình mỗi lần bão xong, dù có hoang tàn đổ nát, nhưng không khí vô cùng tươi mới, rộn ràng. Mỗi lần như thế, mình hay rủ con bạn thân làm một vòng quanh thành phố, ngắm nhìn cuộc sống đang dần dà hồi sinh. Mình cũng rất thích chính mình mỗi lần vỡ nát xong, cảm giác như vừa được tái sinh, một con người hoàn toàn mới, với những hiểu biết mới về cuộc đời. Mình tin là, đội bóng của mình, hay chính bạn, rồi cũng sẽ đổi mới, sẽ phục
8/31/2022 • 8 minutes, 25 seconds
35. [Tự sư về trầm cảm] P2
[Tự sư về trầm cảm] P2Chào các bạn. Lâu rồi mình không post. Nay xin phép gửi một chút về thực hành tâm lý nha. (bài viết này tiếp nối bài mô tả các hoạt động trong một ngày của người trầm cảm)1 Vào web trongsuot.com, tìm mục trà đàm, đọc hoặc nghe 2 bài về nỗi sợ để hiểu bản chất của nỗi sợ nhé. (Ảnh đính kèm)2. Lấy giấy bút: Viết ra các nỗi sợ của mình. Càng chi tiết, cụ thể càng tốt => Đặt các tình huống giả định xem những điều gì tồi tệ nhất có thể xảy ra, liệu mình có thể chấp nhận buông bỏ, sẵn sàng chịu đựng các điều đó không => Tập chấp nhận càng nhiều càng tốt thì sẽ đỡ sợ dần.3. Luôn nhớ vô thường, lúc tiêu cực cũng như lúc tích cực: Lúc tiêu cực thì cũng hiểu rằng cảm xúc này chỉ là tạm thời, nó đến thì nó sẽ đi. Ngược lại, lúc tích cực thì cũng xác định: "mình không thể luôn luôn tích cực 24/24 h được, sẽ có lúc tiêu cực đến". Nhưng chốt lại là, dù có tích cực hay tiêu cực thì nó cũng là những suy nghĩ và cảm xúc ở 1 thời điểm, nó theo quy luật vô thường chứ không phải là mình, không ở lại mãi trong mình.4. Lúc bình thường, tập cảm ơn, chúc thầm, chăm tập thể thao, xe đạp, đi bộ.... để có 1 thân tâm khỏe mạnh, đủ sức chịu đựng các cơn trầm cảm và cũng để thấy dù bệnh nhưng mình vẫn còn may mắn, bệnh là động lực, tập quan tâm đến những người cũng bị bệnh như mình và ở hoàn cảnh còn éo le hơn mình…. (nhớ rằng thân người khó được, được làm người là hiếm có và may mắn như thế nào....). Việc tập biết ơn, chúc thâm cần kiên trì tập thường xuyên thì dần dần sẽ có cảm xúc.5. Thực hành các bước để vượt qua khi có cảm xúc tiêu cực:1. Khi có hiện tượng bồn chồn, lo lắng, báo hiệu sắp rơi vào cảm xúc tiêu cực -> Việc đầu tiên là nhận biết thật nhanh (Kiểu như: À, mình sắp rơi vào trạng thái cảm xúc tiêu cực rồi đây"2. Đừng vội vàng lo lắng, sợ hãi, hãy bình tĩnh đón nhận: thả lỏng toàn bộ cơ thể, tay, chân, hít thở sâu, nhẹ….3. Lặng yên quan sát các suy nghĩ và tâm của mình: Để ý xem có những suy nghĩ gì đang diễn ra…. Chỉ để ý thôi, không thêm bớt, không khó chịu xua đuổi, coi như các vị khách vừa đến nhà mình chơi, vui vẻ đón tiếp, bao giờ khách đi thì đi4. Khi đã trở lại trạng thái bình thường: Hãy cảm ơn cơ thể, tâm trí đã giúp mình vượt qua giây phút vừa rồi.5. Lúc bình thường, hãy hướng đến những điều thiện lành, tích cực, rèn luyện bồ đề tâm và các pháp tu tập, hiểu sâu và chấp nhận nhân quả. Tâm thay đổi thì các điều tiêu cực dần dần sẽ tự hết.6. Tập chấp nhận, yêu thương càng nhiều càng tốt.- Đối với bản thân mình: Tập đứng trước gương và nói: Cảm ơn cậu, thân thể, tâm trí của tớ. Đã giúp tớ vượt qua những giây phút khó khăn. Dù thế nào tớ cũng luôn yêu thương cậu. Tớ yêu cả những tính xấu của cậu, sự yếu đuối của cậu….(Cái gì mình không hài lòng ở mình thì nói hết ra, yêu và chấp nhận cả những cái đó). Rảnh lúc nào thì nói lúc đó, tập đứng trước gương để nói. Nhớ là chấp nhận và yêu thương mình 1 cách thực sự, mọi lúc mọi nơi chứ không phải là chấp nhận với điều kiện mình phải được như trước kia, hoặc mình phải khỏi bệnh, thế nọ thế kia… Dù mình có tàn tạ như thế nào chăng nữa thì mình sẽ luôn chấp nhận mình.- Đối với bệnh: Cảm ơn trầm cảm đã đến với tớ, tớ yêu và chấp nhận cậu, tất cả những triệu chứng của cậu. Cậu là cơ hội giúp tớ gặp những người mới, tu sửa tâm để tốt đẹp hơn, dũng cảm hơn…, cậu có ở bên tớ 1 năm, 10 năm hay cả đời tớ cũng yêu thương và chấp nhận cậu- &
8/29/2022 • 31 minutes, 14 seconds
34. PHÂN BIỆT GIỮA BIẾT VÀ NGHĨ
PHÂN BIỆT GIỮA BIẾT VÀ NGHĨCon phải phân biệt được giữa biết suy nghĩ và ở trong suy nghĩ.Khi con biết cái gì là con đang ở ngoài nó. Khi biết cái gì đấy là con không ở trong nó nữa, đúng không? Pháp Biết làm cho con ra khỏi suy nghĩ, Biết làm cho con ra khỏi tất cả mọi suy nghĩ tiêu cực.“Tôi biết tôi đang muốn tự tử” nghĩa là con đang không còn muốn tự tử nữa rồi, con đang ngồi xem suy nghĩ đấy rồi, làm sao con còn là người đang ngồi đấy muốn tự tử nữa?Còn nếu như con đang ở trong suy nghĩ đấy thì con thấy cái gì? Trong suy nghĩ chỉ có cảnh con dao, dây thòng lọng, nhảy lầu…, làm sao con thấy nổi một suy nghĩ xoẹt qua là: “tôi đang muốn tự tử đây” được. Kinh nghiệm cá nhân các con đồng ý không?Như vậy Biết làm con thoát khỏi sức ảnh hưởng của suy nghĩ rất mạnh. Khi con biết là đang có một suy nghĩ gì đó nghĩa là con đã ra khỏi suy nghĩ đấy rồi, đúng chưa? Ở trong suy nghĩ đấy làm sao con biết được.Con ở trong suy nghĩ thì suy nghĩ nó lật con bất kỳ lúc nào. Như chiếc thuyền đang đi bình thường thế này thôi, một giây sau nó lật úp là chìm ngay, nếu con ở trên thuyền.Nhưng con ở ngoài thuyền thì nó lật úp, lật lên lật xuống thoải mái. Con ở trên thuyền, đang đi bình thường thế này lật úp là con chết đuối. Nhưng con ở trên bờ nhìn thấy thuyền, ngoài thuyền đấy thì sao? Thuyền lật tỷ lần cũng chẳng sao, lật lên xong rồi lật xuống, lại lật lên lại cũng chẳng sao. Thầy dạy các con một công nghệ ở ngoài thuyền - ở ngoài suy nghĩ. Vì thế các con tập xong nửa tháng, một tháng… sẽ thấy khác là vì thế. Con thấy khác không phải vì con có những suy nghĩ tích cực hơn, mà con đã bắt đầu dần dần ở ngoài suy nghĩ rồi.- Trích buổi nói chuyện Con là không gian ngập tràn nhận biết HN, 13.07.2019Giọng đọc: Ngọc TuyếtNhạc: Sentimental Memories
7/24/2022 • 6 minutes, 2 seconds
33. SỨ MỆNH TRẦM CẢM
Thường bạn bè hay nhờ mình hướng dẫn mấy tip diện chẩn hay ăn uống gần với thiên nhiên mà nhàn. Rồi bảo mình là “mày mò được mấy thứ kiểu rất mất thời gian với chuyên sâu lại dễ làm này, chắc do biết yêu thương bản thân lắm nhỉ”.Thật ra để có được những kiến thức vậy không phải xuất phát từ yêu mình mà đó là những lúc mình rơi vào đáy của cơn bão trầm cảm.Thời điểm mà tất cả mọi thứ dồn dập xảy ra, các suy nghĩ trong đầu kêu gào, đe doạ, sai khiến, bắt mình phải chết đi. Kết cục tương lai cho một đứa như mình là rất tệ hại, một con người như này chỉ có cái chết mới rửa hết tội lỗi. Lúc đó tất cả các gánh nặng đang mang lên mình, trách nhiệm với bản thân, gia đình, sự nghiệp của một con người làm mình thấy thật nặng nề, mình thấy mình thật ăn hại.Lúc đó mình biết đến nhóm Trầm Cảm Trong Suốt, thì mình rất bất ngờ trong bài giảng đầu tiên mình được nghe “ Hãy là cái con đang là, đừng bắt mình thành cái phải là”. Và chính việc ép mình phải làm rất nhiều thứ mà không làm được lại là nguyên nhân dẫn đến Trầm Cảm.Thật sự lời khuyên đó làm mình chấn động. Tại sao trước kia những gì mình đang gồng gánh phải làm tốt, phải tươi cười, phải có trách nhiệm. Tất cả những gì mình nghĩ sẽ giữ cho cuộc sống mình ổn lại làm cho mình khổ sở, tiêu cực thế này ư?Mình liều, thật sự lúc đó quá rối bời nhưng mình vẫn tin tưởng để làm theo lời thầy.Vì thầy đã nói rằng làm như vậy mới là “Bi- Trí- Dũng” với chính mình.Bi là Từ bi: Ngày xưa mình đang sợ thì bắt mình không được sợ, giờ đây cho phép mình sợ, không bắt mình phải giống như người khác và dám làm điều đó là dũng trong dũng cảm rồi.Trí tuệ là hiểu việc trầm cảm này đúng với nhân quả, chỉ sai trong mắt người vô minh thôi. và người vô minh trong đó là có cả mình. Còn trong mắt người trí tuệ thì nó hoàn toàn đúng với nhân quả. Chả có vấn đề gì hết. Nhân quả sẽ làm trầm cảm đến và đi, không có gì ở đấy mãi được. mình cứ để mình “đang là” trong ít nhất 2 tháng rồi nó sẽ tự đi.Thế là mình bắt đầu cho phép mình yếu đuối, sợ hãi, được trốn tránh, không giao tiếp khi không muốn. Nhiều lần cả đêm mình thức trắng đến 7 giờ sáng mới đi ngủ, ăn sáng lúc 5-6 giờ chiều. Cả ngày chỉ thu lu trong góc sợ hãi rồi khóc lóc trong vòng vài tháng trời. Thật sự lúc mới làm tuần đầu thì khủng khiếp lắm. Mình rất sợ, nhưng khi thả các cơn cảm xúc tiêu cực ra, có vài lúc mình còn thấy thật deep, như xem phim ý.Rồi có một ngày sau khoảng 3-4 tháng sau, hôm đó mình tự nhiên thấy trời tự nhiên bừng sáng, ánh nắng, tiếng chim hót làm mình thấy đẹp đẽ biết bao. Mình nhìn lại bản thân và có một sự cổ vũ kì diệu nào đó mình cặm cụi nghiên cứu các loại hạt ngũ cốc, cách sử dụng nó tốt nhất, làm rồi hỏng, rồi lại làm. Lần đầu tiên mình có một sự kiên trì kì lạ mà trước giờ mình chưa từng có được. Động viên cho mình niềm vui để làm tiếp, làm tiếp. Không mong chờ kết quả mà được làm đã vui rồi. Rồi vui vẻ như một đứa trẻ để chia sẻ thành quả, giải thích công dụng cho mọi người, mà không cần phải sợ hãi dò ý tứ như trước kia mình vẫn làm.Mình đã rất ngạc nhiên và bất ngờ khi thấy cuộc sống thật dễ dàng chứ không còn phải ép mình như trước kia. Mình có chăm chỉ, có kiên trì, có làm chú trọng hành động không quá tập trung kết quả 1 cách rất tự nhiên và vui vẻ.Giống như thầy Trong Suốt đã từng nói với mình: “Trầm cảm là một sứ mệnh.” Và khi gặp sứ mệnh đó, mình gạt bỏ được những tiêu chuẩn hạnh phúc mà mình luôn khổ sở chạy theo, nắm chặt vì sợ mất một cách mạnh mẽ nhờ Trầm Cảm. Để dùng trái tim cảm nhận những thứ gì mới mang lại hạnh phúc thật sự cho mình, cảm nhận hương vị cuộc sống giản đơn mà kì diệu.Vô vàn biết ơn với trầm cảm đã đến để mình có cơ hội được sống thật với bản thân mình, để khám phá được nhiều cung bậc cảm xúc.(Tự sự của bạn Thu Huyền, Hà Nội)Nhạc: Nostalgic Memories
7/23/2022 • 6 minutes, 11 seconds
32. RA KHỎI DÒNG ĐAU KHỔ VÌ THẤY MỌI THỨ XẢY RA KHÔNG PHẢI DO CON QUYẾT ĐỊNH
Ảo giác lớn nhất của các con là nghĩ rằng do hành động của con mà việc đó được giải quyết. Nhưng những chuyện mà các con đang lo đó không phải được giải quyết bằng hành động của các con mà tất cả là do Biết biểu diễn.Khi nào con tin được điều đấy thì con mới bắt đầu mở cánh cửa để đi ra khỏi dòng đau khổ, lo lắng và sợ hãi. Trước khi thấm điều này thì con chỉ đi vào. Con làm a, làm b để giải quyết được vấn đề đấy. Làm xong rồi thì sẽ có những chuyện mới sinh ra để con lại lo lắng và sợ hãi. Con làm trong trạng thái lo lắng về kết quả xảy ra không theo ý mình.Vì vậy, các con cần nhắc để niềm tin mới, cách nghĩ mới len lỏi vào đời sống thường ngày của mình. Khi nào nó chưa thành phản xạ thì nó chưa xong. Phản xạ nghĩa là khi con cố đạt một cái gì đấy thì ngay lập tức con hiểu: "Ừ! Cứ cố đi, không sao. Nhưng được hay không là do Biết biểu diễn". Tại sao cố cũng không vấn đề gì? Tại vì cố cũng là do Biết làm, con không quyết định được việc mình cố hay không cố. Bên ngoài con vẫn hành động nhưng bên trong con rộng mở cho mọi loại kết quả xảy ra. Mình vẫn đi làm cuộc sống kiếm tiền nhưng mình rộng mở cho mọi kết quả. Ví dụ, kết quả gì? Kết quả đầu tiên là không ra tiền, kết quả thứ hai là rất nhiều tiền.Đây là cánh cửa ra, chỉ cần một điều này là đủ để con có thể giải quyết mọi vấn đề trên cuộc đời này. Trước khi mình nói đến những cái cao cấp hơn như con là Biết thì nó phải được xây dựng trên nền móng con không phải là cái người này, con không thể quyết định gì được hết mà tất cả là do Biết biểu diễn. Cái xác quyết ấy sẽ giải quyết nỗi khổ cho con và giúp con nhận ra mình là ai. Khi con xác quyết được rồi thì thực chất con chẳng cần lo gì nữa. Tại vì đã có một thứ lo cho con rồi. Cái đó to hơn con nhiều, giỏi hơn con nhiều, quyền lực bao la hơn con nhiều. Giống như chúng ta đi tàu hỏa ấy, con không cần vác hành lý trên vai nữa vì tàu đã chở cho con rồi, Biết lo cho con hết.Trích: "Hãy nhắc cho đến khi thành phản xạ", Hà Nội 18.03.2022Giọng đọc: Tuệ VânNhạc: A Precious Love
7/22/2022 • 3 minutes, 19 seconds
31. THẤY SUY NGHĨ TỰ ĐẾN TỰ ĐI, MẤT MONG MUỐN ĐIỀU KHIỂN SUY NGHĨ LÀ MẤT TRẦM CẢM!
Thầy Trong Suốt: Tất cả những người đang trong cơn trầm cảm, đang rất khổ sở vì suy nghĩ chỉ cần thấy được suy nghĩ tự đến tự đi, không phải do mình tạo ra là xong. Thấy được như vậy thì con tự sẽ mất mong muốn điều khiển suy nghĩ. Mất mong muốn điều khiển suy nghĩ là mất trầm cảm. Trầm cảm đến từ muốn khống chế mà không được, không được thì tự trách chính mình. Nếu con bắt đầu thấy suy nghĩ tự đến, tự đi thì khống chế làm sao được nữa? Con sẽ mất mong muốn khống chế, có phải không?Chính vì con tin rằng con tạo ra suy nghĩ thì con mới tin con khống chế được nó. Có ai muốn khống chế mặt trời không, khống chế mây không? Mình có tạo ra mặt trời, mây được không? Mặt trời tự mọc lên và và mây tự bay, nên không ai khống chế được hết. Nhưng không ai trầm cảm vì mặt trời mọc, mặt trời lặn cả, đúng không?Nhưng mọi người lại trầm cảm vì suy nghĩ của mình. Vì họ không thấy suy nghĩ cũng giống như mặt trời và mây thôi: tự mọc rồi tự lặn; mà họ lại tưởng họ làm suy nghĩ mọc và họ làm suy nghĩ lặn.Bằng việc chứng kiến được rằng: suy nghĩ tự mọc tự lặn, dần dần mong muốn khống chế cứ yếu dần theo thời gian, rồi đến ngày sẽ mất hẳn. Thầy chẳng có mong muốn khống chế suy nghĩ nào hết, suy nghĩ thích bắn ra thì bắn, thích bắn thế nào thì bắn. Mình không nổi lên cảm giác muốn khống chế suy nghĩ nào, vì mình đã có quá nhiều kinh nghiệm rồi.Các con hiểu chưa đủ mà phải có kinh nghiệm rằng: suy nghĩ đùng một cái hiện ra, rồi đùng một cái tan. Thế nên Thầy cho rằng những người trầm cảm, đỉnh cao trầm cảm là rất lợi vì thế, vì họ chứng kiến được suy nghĩ hiện tan tự động rất dễ dàng.-Trích buổi nói chuyện Vòng xoáy trầm cảm và cách tập biết (HN, 21.12.2020)Giọng đọc: Minh Trang Nhạc: Graceful Beauty
7/21/2022 • 3 minutes, 20 seconds
30. 25 NĂM TRẦM CẢM CHỈ LÀ NHÃN DÁN, HÃY ĐẾN VÀ GỠ NÓ RA
Khi 12 tuổi - tuổi ăn - tuổi học có gì để Trầm Cảm?Đây là câu chuyện giữa tôi và bạn Cường vừa là lớp trưởng vừa ngồi cùng bàn với tôi hồi lớp 6.- Ngày xưa cậu thấy tớ như thế nào?- Lạ lắm!- Ủa tớ lạ là sao?- Khép mình, ít giao tiếp, tớ cũng nghĩ bạn có vấn đề gì đó nhưng không biết là gì thôi!- Vậy á?- Ý là thấy cậu ít nói hay một mình. Mình nhớ bạn sau này càng ít nói hơn…bữa năm lớp 11, xe công nông Bố mình bị hư sát nhà bạn. Mình vào mượn đèn… nhìn thấy mình bạn trốn mất tiêu!- Sao biết tớ trốn?- Gặp Bố bạn, nói đang nấu ăn, nhìn thấy, trốn luônTôi 12 tuổi của 25 năm trước chẳng vô tư hồn nhiên như các bạn cùng trang lứa. Lên lớp 7 tôi càng trở nên ít nói, hay khóc, thích một mình, ngại giao tiếp, chỉ chơi với 1-2 bạn nhưng không thích chia sẻ chuyện của mình, đôi khi không nhìn vào mắt người đối diện, ở nhà thích trốn co ro 1 góc bóng tối nào đó gặm nhấm nỗi buồn của mình. Đỉnh điểm của chuỗi ngày này tôi cảm thấy chán cuộc sống và viết 2 chữ “Hận đời” lên tường bếp và bẻ thuốc chuột định uống vào năm lớp 7, tôi bị mẹ phát hiện và ngăn lại. Mẹ ôm tôi và khóc nghẹn ngào chỉ nói được 1 câu “Ôi con ơi!”Tôi cũng chẳng hiểu sao tôi học tới hết cấp 3 nhưng kết quả học ngày càng đi xuống, tâm trạng ngày một xấu đi, luôn nghĩ tới cái chết kéo dài và sau 3 năm kiên trì thi Đại Học không đỗ cho tới năm 2005 tôi đỗ CĐSP Hà Tây. Sau 1 tiết mục hát vu vơ cả lớp xì cho tôi làm Lớp phó Văn thể Mĩ, được tham gia nhiều hoạt động tập thể và cũng thay đổi nhiều, vui vẻ, hoạt bát, năng động hơn, ra trường và đi làm.Ngỡ cuộc đời êm xuôi ai dè sau khi lấy chồng tôi lại stress nặng nề trong thời gian ở cữ, nuôi con sinh đôi vất vả lại vừa hay biết tin chồng ngoại tình, cãi nhau với chồng, tôi đã uống hơn 50 viên thuốc khung chỉ cho mẹ bỉm có sẵn trong ngăn tủ rồi chùm chăn phủ mặt. Tôi thấy toàn thân, chân tay không thể cử động được dù tôi rất khó thở và chỉ nghe được tiếng động bên ngoài rồi nhỏ dần và lịm đi.Sau khi tức giận qua đi chồng tôi vạch chăn ra đúng khi cái chết cận kề. Tôi dần thở lại được và hồi lại cho tới hôm sau ợ vẫn ra mùi thuốc.Lại lần nữa không hiểu sao tôi lại sống thêm 5 năm nữa với chồng.Tưởng rằng như thế đã ổn khi con lớn, ai ngờ năm 2005, một vài tin nhắn, cuộc gọi đe dọa giết chồng, đòi tiền và gửi ảnh con riêng của họ với chồng tôi từ 1 vài số lạ, Tôi ôm mặt khóc nức nở như 1 đứa trẻ, cãi nhau, bỏ ăn đau thượng vị ngất lịm khoảng 2h không ai biết tại cửa hàng quần áo của mình. Lại lần nữa tôi chẳng hiểu sao cuộc hôn nhân ấy có thể kéo dài thêm 3 năm nữa sau 5 lần bị đánh, đỉnh điểm là năm 2018 tôi đi viện và quyết định viết đơn ly hôn.Ngỡ sau ly hôn được nuôi con, tôi chuyển cửa hàng về Hà Nội cho tiện đưa đón con đi học thì tới thăm con bị đuổi, gia đình chồng cũ không cho tôi mượn sổ hộ khẩu để tách hộ trong khi chứng minh thư hết hạn và không làm được giấy tờ tạm trú ở cửa hàng có nghĩa là không xuất trình được giấy tờ và nguy cơ bị phạt là không tránh khỏi, tôi cũng không rút được tiền trong tài khoản của chính mình. Gia đình không ủng hộ việc tôi ly hôn nên có nhiều mâu thuẫn xảy ra …Lần thứ 3 trong đời tôi lại muốn tự tử, ngày đêm ấp ủ nghĩ cách sẽ chết như thế nào… Khi mất ngủ triền miên tôi khóc vật vã cho tới khi mệt lả và thiếp đi lúc nào không hay. Và tôi dùng nó như một bí kíp giúp mình ngủ được suốt 25 năm qua.Đau khổ chẳng bao giờ ngừng lại, chẳng chậm lại để bạn kịp hồi sức, vậy phải làm sao để thoát ra khỏi đống đau khổ này?Sau nhiều lần em trai tôi đưa đi phóng sinh và quen biết đến Thầy Trong Suốt, những ngày đầu tôi chưa dám chia sẻ chuyện của mình cho ai cả. Lần đó sau buổi phóng sinh tại Bát Tràng, chúng tôi có cơ hội được ăn sáng và trò chuyện cùng Thầy Trong Suốt. Chị Thùy Anh đã đưa cho tôi micro để giới thiệu về mình, lần đầu tiên chia sẻ nhưng chẳng giấu nổi tâm sự của mình, chỉ vài câu tôi ôm mặt bật khóc nức nở không nói thành
7/20/2022 • 16 minutes, 8 seconds
29. Làm gì với ý định tự tử?
Làm gì với ý định tự tử?Bạn muốn tự tử là vì bạn cảm thấy tuyệt vọng, nghĩ về tương lai và chỉ thấy u ám. Tương lai sao mà đen tối quá, chả có gì chờ đợi mình cả. Tệ hơn cả bây giờ luôn. Bây giờ mình khổ 1 ngày thôi, tương lai là khổ 365 ngày nữa. Thôi chết béng đi cho xong.Tại sao lại như thế? Vì bạn quá tin vào suy nghĩ về tương lai. Vì không có khoảng cách gì với suy nghĩ được. Nó lao đi đâu bạn theo đấy. Bạn chìm trong đống tiêu cực của suy nghĩ, chỉ muốn chết đi cho xong.Vậy làm gì với nó bây giờ? Câu trả lời là, không làm gì cả, chỉ biết nó thôi. Cứ để yên cho bao nhiêu suy nghĩ tiêu cực kéo đến, chỉ cần biết nó.Biết chính là giữ khoảng cách, chính là thoát rồi. Bạn đang rất tiêu cực nhưng bạn biết tiêu cực đậy thì tức là bạn đang nhìn nó, đang ở chỗ khác nhìn vào tiêu cực, chứ không phải dính chặt vào tiêu cực. Có thể nói biết tiêu cực chính là thoát khỏi tiêu cực.Khi biết suy nghĩ là bạn đã có khoảng cách với suy nghĩ rồi. Khoảng cách đủ lâu, bạn sẽ sáng suốt hơn một chút, bình tĩnh hơn một chút. Khoảng cách lâu hơn nữa, những suy nghĩ mới, tích cực và đúng đắn hơn sẽ bắt đầu xuất hiện. Nó cứ xảy ra như thế, suy nghĩ tiêu cực về tương lại đến rồi đi - biết - ý định tự tử đến rồi đi - biết, suy nghĩ tích cực đến rồi đi - vẫn biết.Nếu tập như thế đủ lâu dần dần thấy rằng suy nghĩ tiêu cực có gì đáng sợ. Nó chỉ là cảm xúc nhất thời, cứ cho muốn tự tử đi. Thì sao? Chỉ cần biết nó, không làm theo nó, thì có gì đâu? Quen dần, bạn sẽ không còn bị cuồng phong của suy nghĩ cuốn đi nữa.Tại sao lại được như thế? Bởi vì cái biết nó không thay đổi, lúc nào cũng biết. Còn cảm xúc thì sao? Thay đổi liên tục. Nên khi bạn ở trong trạng thái biết càng nhiều, bạn càng bị ít ảnh hưởng bởi cảm xúc. Thử đi, rồi bạn sẽ thấy, cảm xúc nó chỉ đến đấy thôi! Một khi đã nhìn thấy một thứ rất là vững chắc, ổn định, những thứ khác trở nên không ổn định, ví dụ như cảm xúc - thứ mà lâu nay bạn cho là quan trọng. Cảm xúc, suy nghĩ đến và đi - nhưng biết thì sao? Có đến có đi không? Có mất biết không? Không! Cảm xúc, suy nghĩ của bạn chạy qua chạy lại liên tục nhưng nếu bạn nhớ về biết đủ lâu, bạn bắt đầu thấy trên đời có một thứ rất là vững chắc. Bạn bắt đầu thấy ừ, cảm xúc chỉ là nhất thời mà thôi, ý định tử tự chỉ là nhất thời mà thôi.Dần dà, bạn bắt đầu giảm sự lệ thuộc vào suy nghĩ và cảm xúc đi, vì bạn thấy rõ tính nhất thời của nó. Vì sao nó nhất thời? Vì bạn biết nó đến, rồi bạn biết nó đi, rồi bạn biết một cái khác đến, cái khác đi.Đấy là lí do biết có thể giúp thoát được trầm cảm, tiêu cực, thậm chí là ý định tự tử. Thực hành đủ lâu, bạn sẽ dần bình tĩnh hơn, sáng suốt hơn trước các cơn trầm cảm, từ đấy, các cơn trầm cảm cũng yếu dần đi, bạn và cái biết thì ngược lại, mạnh dần lên.- Tổng hợp từ các buổi nói chuyện về trầm cảm của thầy Trong SuốtGiọng đọc: Văn CátNhạc: Cristof Walters
7/13/2022 • 6 minutes, 17 seconds
28. Thơ - Trầm cảm là một món quà (tác giả Bá Lành)
Con luôn tự ti vì trầm cảm bên trong mìnhCăn bệnh xấu xa bấy lâu nay con ghét bỏDằn vặt tâm con, làm đời con khốn khóChỉ muốn một lần cắt bỏ nó đi thôiNhưng hãy thử nhìn lại nó con ơiCó khi nào đó là món quà bí mậtVẻ ngoài xù xì, xấu xí trên bề mặtNhưng bên trong là cả kho báu tuyệt vờiCó vô vàn nỗi khổ ở trên đờiNhưng nỗi khổ này dẫn con đến PhápNhờ nỗi khổ này con mới tìm cầu giải thoátNỗi khổ này quá đẹp con ơiTrầm cảm đến may mắn quá đi thôiLà nguyên liệu cho con nhanh chứng ngộCảm xúc đến điên cuồng như pháo nổCon học cách hưởng nỗi khổ này luônNhư bầu trời ôm mọi gió mưa tuônTrầm cảm đến chẳng vấn đề gì hếtCàng giúp con thêm tự tin vào BiếtCho đến ngày xác quyết Biết là ConNếu chưa thấy con hãy cứ tin rằngTrầm cảm chính là món quà bí mậtNơi hầm tối chính là nơi sáng nhấtDẫn con về với hạnh phúc chân thật vô biên.- Thơ Bá Lành, trích cảm hứng từ bài giảng "Trầm cảm là một món quà" của thầy Trong SuốtGiọng đọc: Ngọc TuyếtNhạc: Melodrama
7/11/2022 • 2 minutes, 32 seconds
27. Mọi thứ luôn hoàn hảo
MỌI THỨ LUÔN HOÀN HẢOCái tôi thì không chấp nhận mọi thứ luôn hoàn hảo được. Nếu động vào đời tôi thì sao mà hoàn hảo được. Nhà tôi cháy, điện thoại tôi hư thôi là thấy không hoàn hảo nữa rồi. Nhưng ở góc độ của Biết thì mọi thứ luôn hoàn hảo.Mọi thứ là ảo ảnh hiện ra long lanh và tan vào Biết nên nó không có vấn đề gì hết. Mà cho dù có vấn đề gì thì vấn đề đó cũng là biểu diễn hoàn hảo của Biết nên cũng long lanh nốt. Nên khi nhắc mình "mọi thứ luôn hoàn hảo" thì buộc con phải quay về góc độ của người nhìn là ai. Cái gì có thể thấy mọi thứ luôn hoàn hảo? Mọi thứ luôn hoàn hảo là khi con chuyển từ góc độ CÁI TÔI sang BIẾT.Khi con hiểu mọi thứ luôn hoàn hảo thì con không muốn giải quyết những chuyện lo buồn đó nữa. Cái đấy không đáng sợ mà cái đáng sợ là sự ngu dốt của mình về nó. Nó đến mình không hiểu gì cả mà loay hoay tìm cách xoay chuyển nó thì mới đáng sợ chứ nỗi buồn, nỗi lo thì không đáng sợ. Khi nỗi buồn đến thì con cần biết:- Thứ nhất, nỗi buồn này đến là vì mình sợ có một kết quả xấu. Vậy thì thay vì đánh nhau với nó mình nhìn xem mình đang sợ kết quả xấu gì? Mình thấu hiểu nó ở góc độ tương đối.- Thứ hai, khi con đã hiểu thì con chẳng cần sửa gì hết mà cứ để nó xảy ra.- Thứ ba, con nhắc câu thần chú "mọi thứ luôn hoàn hảo" để nhắc con SỰ THẬT LÀ GÌ? hoặc CON LÀ AI?Khi nhắc mọi thứ luôn hoàn hảo là nhắc cái mình đang sợ cũng luôn hoàn hảo. Cái mình đang sợ nếu xảy ra thì hoàn hảo vì nó là ảo ảnh hiện ra trong Biết và tan vào Biết và con cũng không phải là cái người chịu những cái đấy.Khi bên trong con có một cảm xúc tiêu cực nổ ra thì hãy thấu hiểu nó ngay. Tất cả các cảm xúc tiêu cực đều đến từ nỗi sợ một kết quả tiêu cực nào đó. Con có thể gọi nó là sân hận, ghen tị, kiêu ngạo v.v.. Hãy cho nó xảy ra dù là bất kỳ lý do gì. Vì khi con cho nó xảy ra thì con mới thấy được bản chất của nó. Còn nếu con đánh nhau thì nó thành thật, nó rất nguy hiểm. Còn khi nỗi sợ xảy ra rồi thì nỗi sợ chỉ là nỗi sợ thuần túy chứ không có vấn đề gì cả.Khi con có sự thật rồi thì con rất tự tin làm gì cũng chẳng sai cả, không thể sai nổi. Nó là biểu diễn của Biết thì làm sao sai được! Đời con thực chất là đã ổn sẵn rồi, nó đã hoản hảo ngay từ bây giờ chứ không phải sẽ hoàn hảo, không phải đợi thêm gì nữa. Nó không hoàn hảo là do cách con nhận thức chứ việc từng xảy ra với con, đã xảy ra với con và sẽ xảy ra với con cực kỳ hoàn hảo. Con nhận thức rằng đây là tôi và tôi đang muốn mà không được thì sao mà bảo là hoàn hảo được? Nhưng nếu con nhận thức Biết đang biểu diễn cảnh một người phụ nữ đang cố mà không được thì nó trở nên hoàn hảo. Tất cả các vấn đề của con đều nằm ở nhận thức của con ngay bây giờ. Sự thay đổi trong nhận thức dần dần dẫn đến sự tự tin bên trong con. Một khi con có sự tự tin đó thì con sẽ thấy thì ra nó đương nhiên là hoàn hảo rồi.- Trích: "Bí kíp mọi thứ luôn hoàn hảo", Đà Nẵng 27.12.2021Giọng đọc: Tuệ AnhNhạc: Red Racoon Music
7/9/2022 • 5 minutes, 45 seconds
26. Nguyên nhân của trầm cảm và con đường thoát khỏi trầm cảm
NGUYÊN NHÂN CỦA TRẦM CẢM VÀ CON ĐƯỜNG THOÁT KHỎI TRẦM CẢM.Khổ, trầm cảm đến từ việc muốn kiểm soát thế giới này mà không được. Nhưng từ bé đến lớn các con luôn được dạy phải kiểm soát thế giới theo ý mình. Việc muốn kiểm soát thế giới này theo ý mình đã sai ngay từ đầu rồi. Kiểm soát được hay không được thì không biết nhưng đã kiểm soát thế giới là sẽ khổ, sẽ trầm cảm.Kiểm soát là mình muốn một cái gì đó phải xảy ra. Dấu hiệu của việc kiểm soát là gì? Khi mình muốn việc nó phải xảy ra mà nó không xảy ra thì mình khó chịu, khổ sở.Việc kiểm soát thế giới này là điều bất khả thi. Thế giới này nó xảy ra theo dòng chảy riêng của nó mà mình không thể làm gì được. Nhưng cách sống của các con là một trăm phần trăm phải kiểm soát để sống, mâu thuẫn kinh khủng không?Các con thường nghĩ rằng đau khổ đến từ việc thế giới bên ngoài không theo ý con, đúng chưa? Nhưng đau khổ đến từ việc con muốn kiểm soát thế giới mà không được. Con cần hiểu lý do căn bản của đau khổ. Bản chất khổ là do vô thường bên ngoài và muốn kiểm soát ở bên trong, hay gọi là vô minh bên trong đấy. Con không vô minh thì vô thường càng đẹp chứ sao, nên khổ không phải do vô thường đâu. Khổ là do bên ngoài vô thường nhưng bên trong con muốn kiểm soát, khổ là do muốn kiểm soát một thứ vô thường, nói đầy đủ là như vậy.Các con có thể là không nhận ra mình kiểm soát nhưng tất cả các con đều đang ngầm kiểm soát. Tất cả các con đều trầm cảm và đau khổ là vì ngầm kiểm soát thế giới này. Trong khi cái thế giới này vô thường, mình lại muốn nó phải thường.Quay lại làm thế nào để thoát ra cái khó khăn kinh khủng là muốn kiểm soát thế giới này?Đó là đồng ý với Sự thật (Pháp, chân lý). Sự thật nếu biết về nó rồi thì con thấy việc không kiểm soát được là rất bình thường. Cái việc mà thế giới này khác với mong muốn của con là rất tự nhiên. Nếu con không hiểu Sự thật thì con không cho nó là tự nhiên và bình thường, mà đã không tự nhiên và bình thường thì con sẽ kiểm soát, kiểm soát hết cỡ. Còn khi con đã thừa nhận nó là tự nhiên và bình thường rồi thì con sẽ không kiểm soát nó nữa. Con phải có trí tuệ thì mới thấy nó là bình thường.Khi con thấy nó là bình thường thì dần dần bên trong con sẽ có một thái độ đó là chấp nhận sự thật. Việc phá sự kiểm soát đấy dẫn đến việc con bắt đầu chấp nhận được thế giới như nó là hay nói cách khác, con chấp nhận được con như con là. Suy cho cùng cái người con muốn kiểm soát mạnh nhất là con. Khi con kiểm soát con mà không được thì con trầm cảm. Bản chất là con kiểm soát con quá mạnh, mà có bao giờ kiểm soát được không? Không!- Trích: Buổi nói chuyện Duyên sinh, Hà Nội, 21/03/2021Giọng đọc: Tuệ AnhNhạc: Ashot Danielyan Composer
7/7/2022 • 5 minutes, 24 seconds
25. Con chưa bao giờ mất thứ gì cả
CON CHƯA BAO GIỜ MẤT THỨ GÌ CẢThế giới này bản chất chỉ là Biết xem nội dung của Biết. Nội dung của Biết cũng chính là Biết, giống như hình trên ti vi cũng chính là ti vi, trăng sao và các vì tinh tú trên mặt nước cũng chính là mặt nước.Như vậy, khi con chia tay với người yêu thì có sự chia tay thật sự hay không? Cô gái và chàng trai là hai phần của Biết, phần này chia tay phần kia chỉ là đóng kịch thế thôi chứ thật ra không có cái gì chia tay với cái gì cả. Vì hai phần đấy là hai phần của Biết và đều là Biết nên không có cái gì tách rời với cái gì. Giống như một phần của mặt gương thì không bao giờ tách rời khỏi mặt gương. Vì vậy, con không bao giờ mất thứ gì cả. Nỗi đau của chia tay là vì con tưởng là mất đi, nhưng nếu con nhận ra con chưa bao giờ mất gì cả thì con hết đau.Vì con đã có tất cả nên cũng không có gì để được. Được cũng là một trò diễn, kiểu như múc nước từ sông đổ sang chậu. Mình gọi cái chậu thì được, còn dòng sông thì mất nhưng màn hình của Biết thì không được cũng không mất vì nó có sẵn mọi thứ rồi. Mọi thứ đều ở bên trong con hết. Ví dụ, khi con nhận ra con là màn hình thì con không bao giờ mất thứ gì hiện ra bên trong màn hình cả.Nếu cuộc chia tay có đau thì cũng chỉ có vẻ là đau, không có gì thật sự mất cả. Cái đau này là đau của vở kịch chứ không phải đau thật. Ví dụ như khi xem kịch, con thấy hai diễn viên khóc như mưa nhưng con hiểu là cái khóc này là khóc của vở kịch, còn chẳng ai bị mất gì cả, chẳng nhân vật nào bị hãm hại, bị giết như trong vở kịch cả.Đấy là mấu chốt của hạnh phúc. Bởi vì khi con hiểu điều đấy, con sẽ sống một cuộc đời rất tự tin. Cuộc đời mà không bao giờ mất gì được thì rất tự tin nên con tự tin sống thế nào cũng được. Còn những người sợ mất thì rất mất tự tin vì lúc nào cũng lo mất một cái gì đó dù có bao nhiêu tiền của, bao nhiêu tình cảm thì lúc nào cũng sống trong trạng thái sợ hãi. Càng có nhiều thì càng dễ mất, nỗi lo chỉ tăng dần theo thời gian mà thôi. Càng giàu lên càng lo mất, càng giàu thì càng sợ chết, càng yêu đương mạnh thì càng sợ mất. Ví dụ, con rất yêu một người, rất quý một người thì con rất sợ người ấy chết. Ai có con sẽ hiểu, mình rất sợ nó chết. Vì thế, nếu con không nhận ra được mình là ai thì đời con cơ bản chất lượng sống rất thấp, vì cơ bản cuộc đời là sợ hãi.Nếu con hiểu rằng chỉ có hình tướng của sự mất thôi, nó chỉ có cái vẻ là anh ấy bỏ mình, còn anh ấy chẳng bao giờ rời khỏi mình được. Vì anh ấy luôn luôn là ảo ảnh hiện ra bên trong con nên không thể rời khỏi con được, mỗi lần con nghĩ đến là anh ấy hiện ra ngay. Nếu con càng tự tin sống với những cái con đã hiểu này thì kinh nghiệm của con sẽ dần thay đổi. Nếu con tự tin sống như vậy thì con không bao giờ mất thứ gì cả, vì mọi thứ đều đã ở bên trong con!- Trích: "Tập Biết thế nào khi thất tình", Hà Nội 05.03.2022Giọng đọc: Nguyên Anh
7/5/2022 • 6 minutes, 21 seconds
24. Thoát khỏi tình cảnh trầm cảm, tự kỷ chẳng thiết gì nhờ phương pháp "Chúc thầm"
Đó là câu chuyện từ 6, 7 năm về trước, sau khi trải qua biến cố gia đình, tôi rơi vào trạng thái vô cùng tồi tệ: thân thể thì gầy mòn, bước chân như chỉ còn chút sức lực lê lết xuống nền đất chứ chẳng thể bước đi từng bước, còn tâm trí thì luôn mung lung, nghĩ ngợi lung tung hoặc chẳng thiết gì xung quanh. Tôi sống trầm uất như vậy chừng nửa năm, cảm thấy nếu tiếp tục thế này thì có lẽ chết còn sướng hơn là sống.May mắn thay tôi đã gặp được Thầy. Thầy dạy phương pháp Chúc thầm cho tôi – Nói nôm na đơn giản thế này thôi – Thay vì cứ nghĩ luẩn quẩn lung tung hoặc trầm uất thì mình hãy chúc thầm tất cả những sự vật từ cả con người, loài vật cỏ cây mà mình gặp.Với mỗi người, mỗi loài hay kể cả cây cỏ hoa lá, bạn hãy thầm chúc một lời chúc mà bạn muốn gửi tới họ. Đơn giản như khi đi ngang qua hàng ăn, bạn chúc những người đang ăn được ngon miệng, chúc cô bán hàng đắt khách. Chúc bác giữ xe được vui vẻ, chúc những người đi cùng thang máy có một ngày làm việc vui vẻ thành công, chúc những đồng nghiệp, người thân của bạn được mạnh khỏe hạnh phúc…Đó, bạn có thể chúc bất cứ điều gì – CHỈ LÀ THẦM CHÚC THÔI – nên bạn không sợ ai đánh giá này nọ hay làm phiền gì họ cả, chỉ một điều duy nhất cần lưu ý là khi đó BẠN PHẢI THỰC SỰ MUỐN CÁI ĐIỀU TỐT ĐẸP ĐÓ ĐẾN VỚI HỌ. Bạn có thể làm mọi lúc, mọi nơi bất cứ khi nào bạn rảnh và muốn làm.Quả thật là tình cảnh đó của tôi giống như có bệnh thì vái tứ phương, mà phương pháp này cũng khá đơn giản, không cầu kỳ, chẳng phải mất tiền của công sức gì, cũng không phiền ai, chỉ mình biết nên tôi đã rất có ý thức thử tập nó.Thế là ngay khi mỗi sáng tỉnh dậy, dù là nhìn thấy chậu cây trước cửa, tôi cũng chúc nó đâm chồi nảy lộc, cứ như đang thì thầm giao tiếp với nó vậy đó. Tôi còn chúc người bạn cùng phòng được vui vẻ, may mắn ngày hôm đó.Ra cửa, đi ngang qua hàng bún mỗi sáng, tôi chúc mọi người đang ngồi ăn được ngon miệng, chúc chú chó nhỏ mà tôi gặp trên đường hôm nay được mạnh khỏe, vui tươi. Tôi chúc hàng cây ven đường trổ nhiều hoa trái…Rồi khi đến văn phòng, tôi chúc bác giữ xe hôm nay được vui vẻ, bình an. Tôi chúc những anh chị văn phòng đi cùng thang máy có một ngày làm việc hiệu quả thành công. Bước vào phòng làm việc tôi chúc những đồng nghiệp hôm nay làm việc thoải mái…Cứ lần lượt như vậy, tôi bắt đầu thực hành. Quả thật là ngày đầu tiên, ngày thứ 2, đầu óc tôi cứ như muốn loạn lên vì liên tục phải nghĩ câu chúc hoặc là bị bứt ra khỏi trạng thái suy nghĩ liên miên mọi ngày hay là phải rời khỏi trạng thái lười nghĩ, ỳ ạch chẳng muốn động não chút nào như mọi khi.Nhưng thật kỳ lạ thay, chỉ sau 1 tuần tôi đã thực sự thấy khá hơn, tinh thần tự nhiên phấn chấn, có sự giao tiếp kết nối với mọi người xung quanh mà chẳng cần phải dùng biện pháp làm quen nào cả. Đặc biệt, trái tim tôi dường như đang được ấm áp trở lại, bắt đầu như có hơi ấm được lan tỏa từ trái tim lạnh lẽo, lãnh cảm bấy lâu nay…Liên tục đều đặn như vậy trong vòng 2 tháng liền – Vô cùng kỳ diệu, tôi đã quay trở lại hòa nhập được với cộng đồng. Kể cả tinh thần và thân thể của tôi trở lên nhanh nhẹn hơn, thoải mái hơn....- Hồng Hạnh#trongsuot #tramcamlamotmonqua
6/10/2022 • 6 minutes, 14 seconds
23. Tôi đã vượt qua mất ngủ, trầm cảm bằng Chúc thầm, biết ơn và phóng sinh như vậy đó (Tự sự của bạn Bằng Nguyễn)
Khoảng tháng 12/2019 mình có gặp vấn đề về sức khoẻ, rồi bắt đầu bị mất ngủ. Sau nhiều ngày liên tiếp bị mất ngủ thì lo lắng, sợ hãi bắt đầu đến với mình.Mình đã cố gắng tìm nhiều cách để có thể ngủ được như trước. Ví dụ như: dùng các loại thuốc hỗ trợ giấc ngủ, đi khám ở bệnh viện, uống các loại thảo mộc... nhưng vẫn không thể ngủ được.Những ngày sau đó tình trạng trở nên tồi tệ hơn: không thể tập trung trong công việc, lúc chơi thể thao, đi ăn uống cùng gia đình mình không cảm thấy vui mà cứ luôn mệt mỏi, lo lắng, bất an. Hầu hết thời gian mình luôn thấy mệt mỏi, lo lắng, hay cáu gắt, sợ lạnh, sợ hãi điều gì đó, rất hay giật mình và dễ bị xúc động… Có những lúc đang nằm nghỉ mà cảm thấy căng thẳng quá, mình vào nhà vệ sinh xối nước lên người để thoải mái hơn.Mình hoang mang không biết đang bị làm sao thế này. Lúc đó mình đang sinh sống làm việc ở trong Nam còn bố mẹ thì ở ngoài Bắc. Mình phải gọi cho mẹ ở ngoài Bắc vào Nam với mục đích trấn an tinh thần cho mình, biết đâu mẹ giúp mình được. Nhưng cũng chẳng thay đổi được gì nhiều. Tinh thần mình luôn trong trạng thái rất hoảng loạn.Một lần tình cờ lên mạng tìm hiểu về tình trạng mình gặp phải là bệnh gì thì đọc được bài viết hướng dẫn cách chữa mất ngủ, trầm cảm của một anh trong CLB Unesco Thiền và Yoga Trong Suốt đã trải qua nhiều năm trước. Mình thấy tác giả bài viết miêu tả tình trạng giống như mình gặp phải. Ngay sau đó mình đã liên hệ ngay cho tác giả bài viết và được anh chia sẻ. Từ đó mình hiểu được phần nào tình trạng mình đang gặp phải và có thêm niềm tin có thể vượt qua giống như anh ấy.Bài viết của anh hướng dẫn các cách chữa bệnh bằng tinh thần. Có một vài cách như: tập thể dục, ngồi thiền, chia sẻ với người thân, chúc thầm, biết ơn, phóng sinh, thay đổi cách nghĩ và tư duy... Nhưng mình thường xuyên tập 3 cách đó là: chúc thầm, biết ơn và phóng sinh.Đầu tiên là chúc thầm. Cứ khi nào nhớ ra là mình chúc thầm: Mình chúc thầm cho những người mình gặp hằng ngày luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, bình an và giàu có. Chúc cho những người đi trên đường lái xe an toàn, chúc chú bảo vệ luôn vui vẻ, chúc chị lao công mạnh khỏe…Tiếp theo là biết ơn. Mình thầm biết ơn bất cứ thứ gì xung quanh. Ví dụ như: trước khi ngủ thì thầm biết ơn chiếc giường mình nằm, chiếc gối, chiếc quạt, chiếc chăn mình đắp. Khi uống nước thì biết nước, biết ơn chiếc xe mình đi mỗi ngày...Có rất nhiều điều để mình biết ơn.Còn việc phóng sinh thì cứ khi nào nhớ ra hoặc đi ngang qua chỗ bán chim thì mình mua vài con để thả chúng về với tự nhiên và chúc thầm cho chúc bình an, khỏe mạnh.Ngày qua ngày mình đã thực hành những điều như trên. Dần dần mình bắt đầu ngủ được và mình cảm nhận được là tình trạng đang tiến triển tốt hơn.Sau khoảng 5 đến 6 tháng thì mình đã ngủ ngon như trước đây và còn cảm thấy tốt hơn cả lúc mình chưa bị bệnh. Đặc biệt là mấy cái bệnh trong người mình đã đỡ đi rất là nhiều. Thực sự đối với mình thì điều đó thật là kỳ diệu và không thể tin nổi.Mình tò mò và tìm hiểu về những phương pháp đã giúp mình vượt qua giai đoạn khó khăn trên. Bắt đầu mình đọc những bài trà đàm với các chủ đề về gia đình, tình yêu, sức khỏe, công việc...của Thầy Trong Suốt. Mình hoàn toàn bị thuyết phục bởi những lời giảng của Thầy. Sau đó mình đã được tham gia vào nhóm Trong Suốt....- Bằng Nguyễn#trongsuot #tramcamlamotmonqua
6/8/2022 • 5 minutes, 50 seconds
22. Giai đoạn mới thay đổi: Tăng hoạt động – Bớt suy nghĩ (tự sự của bạn Minh Tùng)
Hôm qua đi off, ngồi nói chuyện với 1 anh có nỗi sợ đi xe máy. Anh đang tự VƯỢT QUA BẰNG CÁCH ĐỐI DIỆN VỚI NÓ. Và giờ anh đang là 1 shipper đồ ăn, rất chủ động trong công việc và tìm thấy niềm vui khi hàng ngày mang những món ăn đến cho mọi người (chiến đấu với bệnh: vừa vượt qua nỗi sợ, vừa có thu nhập để tự chủ cuộc sống riêng). Mình cũng nhớ lại 1 TRONG NHỮNG GIAI ĐOẠN khi mình tập thay đổi. Có 1 kinh nghiệm đã giúp mình khá nhiều, đó là TỰ BIẾN BẢN THÂN THÀNH NGƯỜI NĂNG HOẠT ĐỘNG, bớt ngồi nghĩ than thân trách phận, lo lắng, sợ hãi... (Khi bạn hoạt động, luôn chân luôn tay thì tự nhiên, bạn cũng bớt suy nghĩ đi đó, bệnh của mình là bệnh suy nghĩ, tưởng tượng mà)Một ngày của mình khi đó diễn ra như sau (Có chi tiết ôn nghèo kể khổ và mất vệ sinh 1 chút nha)1. Buổi sáng thức dậy (mà thực ra nhiều đêm có ngủ được đâu, mệt chẳng muốn dậy, chẳng muốn làm gì nhưng cố lết, CHIẾN THẮNG SỨC Ỳ THÂN THỂ, hồi đó sau nhiều lần bị mất ngủ, mình biết nằm cố thì cũng ko thể ngủ được nên thôi không cố nữa)2. Ngồi trên giường hít thở, thả lỏng và tập: thân thể mệt lắm, nhưng may vẫn thở, vẫn sống -> Thầm cảm ơn cái nhỉ, cảm ơn cái gì thì cảm ơn, nghĩ được cái gì ý nghĩa, gần gũi nhất thì cảm ơn.3. Đánh răng, đi vệ sinh: Gặp 1 số vấn đề : Trào ngược, nôn ọe, đầu đau buốt, đi vệ sinh đau bụng, có lúc thì táo, đi ra tiết . Tranh thủ lúc ngồi ị thì tập nhận biết cơn đau bụng và yêu thương nó. Cái này mình thấy thật vi diệu và hiệu quả. Tầm 3-4 hôm tự nhiên cơn đau bụng lúc đi vệ sinh giảm dần, rồi dần dần đi rất mượt....12. Các hoạt động khác nên thực hiện bất cứ lúc nào nếu rảnh: Cảm ơn, chúc thầm, tha thứ.- Có nhiều cái mình tưởng là lẽ đương nhiên nhưng nếu mình nghĩ đến những nơi còn đang khó khăn, thiếu thốn thì mình sẽ thấy đáng để cảm ơn lắm: Không khí và khả năng tự do hít thở của cơ thể, mắt mũi tay chân, nước uống, xe cộ quần áo điện thoại tài sản… Cảm ơn cơ thể đã chịu đựng các cơn đau và giúp mình xử lý các vấn đề bên trong. Hàng ngày, mỗi lần đi vệ sinh lại cảm ơn cơ thể bên trong 1 lần, tranh thủ soi gương cảm ơn chấp nhận cả cơ thể bên ngoài, ngày đó mình cũng hay đi tè, đêm vài lần, ngày vài mươi lần, chắc do tin vào suy nghĩ quá….- Chúc thầm bất cứ ai mình gặp, bất cứ ai mình chợt nhớ đến, chúc cây cối, thiên nhiên, cảnh vật…- Tha thứ cho mình, cho những người đã từng làm mình tổn thương. Và xin lỗi những người mình vô tình hay cố ý làm tổn thương họ. Không ai là hoàn hảo cả, đều đã từng gây đau khổ cho nhau…- Nói các câu khẳng định:+ Tôi rất khỏe và tự tin+ Tôi hoàn toàn điều khiển được suy nghĩ và tâm trí của mình+ Những suy nghĩ tiêu cực sẽ mãi mãi dời xa khỏi tâm trí tôi…- Đi ra ngoài giao lưu với những người tích cực, những nhóm tích cựcMột số vấn đề phát sinh khi thực hành thay đổi:- Hàng ngày, dù hoạt động nhiều như vậy nhưng ko hẳn đêm sẽ ngủ ngon được đâu nhé. - Mất tập trung, hay quên, kém minh mẫn - Trong lúc mình đang thực hiện các hành động. Nếu có các suy nghĩ chen vào. Nếu thấy có hiện tượng miên man, chui sâu vào suy nghĩ. Mình thường hỏi “AI ĐANG NGHĨ”. Lúc đó mình sẽ quay lại hiện tại và tiếp tục các công việc đang làm.- Lo lắng, tưởng tượng về ngày nghỉ cuối tuần hoặc những lúc rảnh rỗi không có việc gì làm- Quan trọng (vô thường): Nhiều lần chủ quan, mình nghĩ ổn ổn, ngon ngon, lười biếng quên hết tích cực rồi lại sml. Cái này thì chẳng có cách nào khác là luôn kiên trì, thức tỉnh và cảnh giác. Khổ nhiều sẽ bớt chủ quan.Các bạn thử bận rộn theo cách đó, thực hành mọi lúc mọi nơi tùy hoàn cảnh. Mình hy vọng rồi dần dần bạn sẽ nhìn thấy đỉnh tháp lấp ló nha (⚘Quan trọng là thâm tâm mình không muốn khổ nữa, chủ động thay đổi để thoát khỏi bệnh tật và những đau khổ này⚘)- Minh Tùng #trongsuot #tramcamlamotmonqua
6/6/2022 • 21 minutes, 28 seconds
21. Vì sao mọi thứ luôn hoàn hảo?
VÌ SAO MỌI THỨ LUÔN HOÀN HẢO?Mọi thứ luôn hoàn hảo vì nó là biểu diễn của Biết, là cảnh hiện ra trong Biết và tan vào Biết. Nó không có thật và con cũng không phải là người chịu đựng những điều đấy. Con là Biết đang xem cảnh đấy. Mọi thứ là sáng tạo vô cùng của Biết và không có thật nên nó hoàn hảo. Còn nếu nó là thật thì nó không hoàn hảo vì nó sẽ ích lợi cho cái này và hại cho cái kia.Cảm giác hoàn hảo chỉ đến khi con nhớ mình là ai và cảnh này là cảnh gì mà thôi. Nếu con không quên điều này thì con còn sợ điều gì nữa? Có gặp chuyện gì thì cũng chỉ là ảo ảnh của Biết thì có gì mà sợ. Gặp chuyện gì thì cũng là Biết biểu diễn ra ảo ảnh thế thôi và con cũng không phải người đấy để mà sợ.Con là cái Biết bao trùm khắp. Con chứa tất cả cảnh bên trong con. Tại sao con xem phim và thấy hoàn hảo? Vì dù bộ phim có cảnh gì hiện ra thì con cũng không bị sao cả. Nếu con là nhân vật trong phim thì làm sao hoàn hảo được. Như vậy, câu "mọi thứ luôn hoàn hảo" sẽ nhắc con đến điểm này, con là Biết và mọi thứ là cảnh hiện ra trong con và con không phải là người này, không thì con không thấy hoàn hảo được.- Trích buổi nói chuyện "Bí kíp mọi thứ luôn hoàn hảo", Đà Nẵng 27.12.2021Giọng đọc: Nguyên Anh#trongsuot #tramcamlamotmonqua
6/3/2022 • 3 minutes, 43 seconds
20. Vẻ đẹp của trầm cảm - phần 2 (tự sự của bạn Văn Cát)
Khác với thằng bạn người Indo của mình, và có lẽ lại giống với nhiều bạn khác, mỗi khi tiêu cực thì mình chỉ nằm vật ra, kệ cha cuộc đời. Bất kỳ chỗ nào có thể nằm được: trên giường, sofa hay thậm chí là ghế đá. Nhiều khi mình nghĩ, nếu đang đi ngoài đường mà trầm cảm đến căng quá, chắc mình nằm hẳn ra đường luôn. Hồi mới quen nhau, người yêu mình cũng bị sốc vì trên đời này lại có một người có thể nằm nhiều như vậy. Buồn: nằm, mệt: nằm, vui quá hơi mệt: nằm, nằm và nằm. Chuyện cũng chả có gì đáng nói nếu như trong vài lần mệt mỏi nhất, trầm cảm nhất, mình nằm và lại thấy hạnh phúc. Kỳ lạ, nhưng đúng là ngay giữa cơn tiêu cực, giày xéo bản thân, đôi khi mình lại có thể cảm nhận được một niềm hạnh phúc to lớn vô cùng. Thế là mình quyết định viết thêm một tí deep về chủ đề này.Cũng như bao người bình thường khác, mình đã từng trải qua đủ thứ loại cảm xúc tiêu cực: căng thẳng, lo lắng, thất tình, tự ti… Mình cũng đã từng nổi giận, đã từng bị ăn hiếp, đã từng đau đớn… nhưng chưa thấy cái nào đáng sợ như trầm cảm. Nó đến, và cả bầu trời giông tố đè lên thế giới của mình. Nó đến, và mình không còn thấy chút ánh sáng, hy vọng nào trong đời. Nó đến, và mình căm ghét bản thân, căm ghét người thân, căm ghét cả thế giới này. Nhiều khi, trong cơn trầm cảm, mình thấy mình đang chết, đang bị những con bọ tiêu cực gặm nhấm toàn thân, và khi không còn gì để gặp thì mình sẽ chết. Nằm xuống với tình trạng như thế, mình không làm gì, mà cũng không đủ sức để làm gì nữa cả. Một sự bất lực to lớn nhấn chìm mình. Càng loay hoay chống lại, nó lại càng dìm mình xuống sâu hơn. Không hề muốn, nhưng mình chỉ biết nằm im. Nằm im và để cho cơn dông bão kia tha hồ tra tấn mình. Nằm im và không tìm cách suy nghĩ tích cực lên. Nằm im chịu trận đúng nghĩa. Mình nhớ trong Cánh Đồng Bất Tận của Nguyễn Ngọc Tư cũng có tả về một trải nghiệm tương tự. Ở cuối sách có đoạn khá ám ảnh: cô gái bị mấy chàng thanh niên thay nhau cưỡng hiếp. Cô gái nằm im, ngửa mặt lên trời, chịu trận. Điều khiến mình ám ảnh hơn là suy nghĩ ngay lúc đấy của cô: “Chúng mày có lột bỏ có trăm có ngàn, tầng tầng lớp lớp những vỏ bọc, cũng chẳng bao giờ thấu đến tận tao”. Hồi đấy đọc đoạn này mình vô cùng bối rối. Là cô gái đang cố tình mạnh mẽ hay là Nguyễn Ngọc Tư muốn nói đến điều gì? Rồi trong đoạn giới thiệu về Cánh Đồng Bất Tận, Nguyễn Ngọc Tư có viết: “Khi nào bạn bực tức, giận dữ, hãy bất động! Ngay tại đó! Đừng cử động! Đừng làm gì cả! Đừng nói gì – dù chỉ một lời. Hãy im lặng và bất động hoàn toàn. Tuyệt đối không biết gì đến kẻ hoặc sự việc làm cho mình giận dữ”. Cuối cùng, thực sự điều gì đã xảy ra trong những lần nằm im như thế? Hay, cô gái bị hãm hiếp đã ở đâu giữa cánh đồng mà tự tin là mấy thanh niên kia không thể nào chạm tới cô?Câu trả lời đến khi mình nằm im, bất động, bất lực. Ngay lúc đấy, bỗng dưng có một cánh cửa mở ra. Một không gian rộng lớn, một sự không kháng cự êm dịu, một “cánh đồng” vô cùng “bất tận”. Ở giữa không gian đấy, mình chả phải làm gì nữa, mà cũng chả cơn tiêu cực nào làm gì được mình. Nó rộng lớn hơn tất cả những hiểu biết của mình về thế giới này. Ở giữa không gian đấy, mình được ôm ấp, cơn trầm cảm được ôm ấp, mình đoán là, mấy thanh niên và cô gái bị cưỡng hiếp cũng được ôm luôn. Tất cả, đều được ôm trọn, yêu thương và chấp nhận vô cùng. Nó bao la, và nó đẹp, rất đẹp. ...Văn Cát#trongsuot #tramcamlamotmonqua
6/1/2022 • 5 minutes, 28 seconds
19. Trầm cảm đến từ đâu?
TRẦM CẢM ĐẾN TỪ ĐÂU?Các vấn đề liên quan đến trầm cảm đều đến từ việc mình thấy bất lực. Con muốn làm cái gì đó mà con không thể làm được, muốn trở thành một kiểu gì đó mà con không thể trở thành được, hoặc muốn thân thể khỏi bệnh mà không thể khỏi được… Vì không thể làm được nên dẫn đến cảm giác bất lực, mà khi con thấy bất lực rồi, con cảm giác vô phương cứu chữa. Bất lực mà, tôi vô phương cứu chữa thì tôi sẽ sống khổ từ giờ đến lúc cuối đời, đúng chưa? Khi con trầm cảm, con sẽ nghĩ là: “Tôi sẽ bị thế này đến cuối đời, thôi chết béng cho xong, tương lai ảm đạm thế thì sống làm gì, tôi sẽ bị giày vò thế này đến cuối đời thì sống làm gì…” Con tin rằng tương lai của con sẽ giống như thế, sẽ như thế mãi, giống như các con bây giờ tin mình sẽ trầm cảm mãi, đúng không? Sự bất lực làm cho con chẳng muốn sống nữa!Tất cả các loại tự tử trên đời này đều đến từ bất lực hết. Hai người yêu nhau bố mẹ không cho, cả hai cùng tự tử vì không đến với nhau được, muốn thân thể khỏi bệnh mà không thể khỏi được… Gốc của vấn đề là vì một lí do nào đó, do gia đình, do hoàn cảnh, bên trong con có một mong muốn làm điều gì đó, hoặc trở thành một người như thế nào đó, nhưng mà con bất lực, con không thể làm nổi, con cảm thấy con không thể làm được, bất lực đấy! Lúc đấy thì con mất hết cả hi vọng, niềm tin, và sẽ muốn chết.Thông thường thế giới này sẽ hướng con làm cái gì đó khác. Ví dụ, con làm việc kém nhưng mà vẫn còn đứa con, con còn nuôi con giỏi thì hãy nuôi con đi. Lần sau nuôi con không như ý thì lại bất lực hơn, thôi không nuôi con được thì con tập thể thao đi, tập thể thao lại bất lực tiếp… Cái bất lực ấy, nó là vấn đề nhưng không thể giải quyết bằng cách chứng minh con giỏi lắm được. Con đã bất lực rồi, vòng xoáy năng lượng thấp rồi, nó chỉ làm con thấy con làm gì cũng hỏng, làm gì cũng sai, làm gì cũng thấy mình kém, càng làm càng chẳng thấy mình có tương lai gì hết.Vì có lực thế nào được? Khi con đã có cảm giác bất lực rồi, thì con chẳng có sức làm cái gì trên đời này cả, càng khuyên chỉ càng bị bất lực thêm. Nên Sư phụ sẽ không bảo các con làm cái gì hết. Khi mà con cảm thấy bất lực, đầu tiên cần hiểu rằng tại sao con lại thấy bất lực? Vì con muốn thành một cái gì đó khác cái con đang là. Tất cả các cảm giác bất lực đến từ việc con muốn thành một cái gì đó khác cái con đang là, có đúng không? Nếu con không có mong muốn đấy thì có bất lực không?-Trích buổi 1 lớp trầm cảm, HN 20.04.2019Giọng đọc: Tuệ Anh#trongsuot #tramcamlamotmonqua
5/24/2022 • 5 minutes, 31 seconds
18. Nếu suy nghĩ không phải là của con thì con có trầm cảm không?
Khi con trầm cảm mà không sửa nổi thì con mới thắc mắc rằng ai đang trầm cảm? Cái trầm cảm bay ra bay vào này là của ai? Cái đang tự đến, tự đi này là của ai? Đấy là một cơ hội để con ở trong sự thật. Còn nếu không trầm cảm gì thì con sẽ tin rằng con điều khiển được suy nghĩ của mình. Trong khi bản chất thế giới có ai điều khiển được suy nghĩ của mình đâu.Chính vì con có vấn đề trong tinh thần, trầm cảm, tâm thần… giúp con thấy rằng mấu chốt không phải là sửa đống suy nghĩ này. Mấu chốt là một dao cắt đứt luôn, không dính dáng gì đến đống suy nghĩ đó nữa, nó bay ra bay vào kệ nó, thì con mới chặt được gốc của vấn đề. Còn nếu không, con chỉ lo sửa ngọn - sửa suy nghĩ - mà thôi. Con thông thường chỉ lo sửa, tôi có suy nghĩ A phải sửa thành suy nghĩ B, đúng không? Cuối cùng cả suy nghĩ A, suy nghĩ B là đều của tôi. Ngày mai suy nghĩ C hiện ra còn tệ hơn thì sao? Lại của tôi tiếp, lại khổ hơn ngày hôm qua, đúng không? Hôm nay con có tài năng sửa suy nghĩ A thành B nhưng ngày mai cái C tệ hơn đến, con không sửa nổi thì con có đau đớn không? “Ôi sao mình không sửa nổi thế này, sao mình kém thế này, dở thế này….” Đau đớn không? Trong khi cả A, cả B, cả C chẳng phải cái nào của con hết. Cho phép suy nghĩ đến đi thoải mái thì con hết bệnh luôn, chẳng còn bệnh gì nữa. Nếu không suy nghĩ nào là của con thì bệnh của con là gì?Con chỉ có bệnh khi suy nghĩ là của con thôi. Con chỉ bị hoang tưởng nếu các suy nghĩ hoang tưởng ấy là của con. Con chỉ bị trầm cảm nếu cơn trầm cảm đến, xong con bảo đấy là của con, còn nếu không, nó sẽ tự đến và tự cuốn gói đi mất. Con chẳng phải làm gì cả, con chỉ cần biết thôi! Con chẳng cần phải đánh nhau với suy nghĩ, cũng chẳng cần phải làm theo luôn. Con vừa không phải làm theo mà cũng không phải chống lại, suy nghĩ sẽ tự cuốn gói đi. Vì con đang ở trong sự Biết, cái Biết đấy của con là vô địch.Còn nếu con cho rằng suy nghĩ là của con, con làm theo nó, hoặc con chống lại nó, đời con khổ là cái chắc, vì chống mãi có được đâu! Vậy nên con không cần hết trầm cảm luôn. Phương pháp này dễ dàng đến mức không cần con phải hết trầm cảm. Sư phụ không dạy các con hết trầm cảm mà dạy các con nhận ra sự thật nhờ trầm cảm. Sự thật mình không phải là người đang chịu cơn trầm cảm, thì chính là hết trầm cảm. Hết hẳn, hết xịn! Còn nếu con vẫn tin rằng cơn trầm cảm là của tôi, nó cứ tạm ngưng rồi quay lại thì vẫn là của tôi, con sẽ luôn là người đang chịu cơn trầm cảm khi nó đến, và vì vậy con không thể hết trầm cảm được.Đời con bắt đầu không sợ trầm cảm nữa, trầm cảm thích hiện ra đến cuối đời cũng được, đó là hết trầm cảm xịn. Hết xịn nghĩa là trầm cảm không còn là của con nữa, thì còn gì mà sợ? Trầm cảm đến giống như các hiện tượng thời tiết, chúng do duyên mà đến. Đủ duyên thì hợp, hết duyên thì tan, chẳng có lý do gì mà phải sợ trầm cảm cả.Cách này mạnh hơn, khó hơn nhiều, nhưng nó giải quyết thẳng gốc của vấn đề. Các con thường giải quyết vấn đề bằng nhiều cách khác nhau, nhưng khi trầm cảm đến thì con vẫn là người chịu cơn trầm cảm nên không làm cách gì nổi. Vì vậy, con chỉ cần hiểu đúng đến khi không còn sợ trầm cảm nữa thì đó là dấu hiệu tốt.Không cần phải hết trầm cảm, mà chỉ cần không sợ trầm cảm nữa. Trầm cảm đến thì cứ đến, đến thì mình biết, thế thôi! Việc của con là biết thôi, trầm cảm đến thì con biết. Đấy là thái độ con đã vượt qua trầm cảm!- Trích buổi nói chuyện "Biết cái mình đang là" 06.01.2019 HNGiọng đọc: Thuỳ AnhNhạc: Enrico Altavilla#trongsuot #tramcamlamotmonqua
4/3/2022 • 7 minutes, 37 seconds
17. Vẻ đẹp của trầm cảm (tự sự của bạn Văn Cát)
Mình có một thằng bạn người Indo, quen qua Dota. Hai thằng cả năm mới chat với nhau một lần, cập nhật tình hình cuộc sống các kiểu. Lần nào cũng như lần nào, mỗi lần hỏi dạo này mày thế nào, thì nó đều bảo dạo này tao trầm cảm lắm mày ạ. Trầm cảm từ khi còn sinh viên, tới khi đi tìm việc, tới tận đi làm mấy chỗ, đến giờ sắp lấy vợ rồi vẫn hay trầm cảm. Chuyện cũng chả có gì đáng nói nếu thằng này không chụp ảnh đẹp đến thế. Ảnh nó chụp đẹp tan chảy, đẹp rụng rời, đẹp nao lòng. Kỳ quái là, càng stress nó chụp ảnh càng đẹp. Chả hiểu luôn. Mấy lần rồi, hôm qua chat với mình than thở, hôm sau lại đi lên núi xuống biển, vác về một đống ảnh đẹp. Thế là mình quyết định nói chuyện hơi deep một tí với nó về việc này. - Mày nghĩ tại sao những lúc điên khùng thế này lại khiến ảnh mày chụp có vẻ đẹp hơn nhỉ?- Tao không rõ. Nhưng tao biết rằng stress là lúc tao muốn chụp ảnh nhất… - Tao mà trầm cảm là chỉ muốn nằm vật ra thôi :))- Tuỳ mỗi người, tao mà nằm là tao chết luôn đấy - Ừ, hay nhỉ- Ừ, nhiều khi tao thấy như có một lực đẩy vô hình nào đấy, vực tao dậy, nhét máy ảnh vào tay tao, đập vào lồng ngực tao, gào lên là “Chụp đi, nhấn nút đi”. - Haha. Thật luôn?- Thật, kiểu như bị ma nhập ấy mày. Tao không cưỡng lại được luôn, tao thử rồi, mất sức như quay tay 7 ngày liên tục ấy. Thế là tao cứ thả cho mấy bức ảnh hiện ra. - Thế mày có đỡ không?- Không, stress thì vẫn stress, nhưng tao thấy được giải thoát mày ạ.- Thế á?- Kiểu như là, nhiệm vụ của nó đến là để bắt tao đi chụp ấy, chụp xong thì nó chả còn ý nghĩa gì nữa. - Hay thế. - Uhm, tao cũng không hiểu… Mình cũng không hiểu lắm cơ chế đấy hoạt động như thế nào, cái lực đẩy đằng sau cơn stress và mấy tấm ảnh đẹp kia gọi tên là gì. Mà cũng chả cần hiểu. Mình chỉ có thêm một góc nhìn mới về trầm cảm, về khổ đau. Rằng, đôi khi, nó đến không phải để hành hạ chúng ta, không phải để bắt chúng ta nằm bẹp trên giường. Đôi khi nó đến để lôi ra vẻ đẹp đang nằm đâu đấy trong đôi bàn tay, trong lồng ngực, trong trái tim mỗi người. Nó gõ cửa, nó đập cửa, nó phá nát cửa… chỉ để bạn thả vẻ đẹp của mình ra. Thả Nó Ra Điiiii! Từ đây dòng này trở đi là suy diễn của mình: Mình đoán là cuộc sống có cách tự cân bằng của riêng nó. Mỗi khi đau khổ, chúng ta cuộc sống này thật tồi tệ và xấu xí, kiểu gì cuộc sống cũng tìm cách chứng mình điều ngược lại. Một dạng phản lực. Phản lực bảo là: tao là cuộc sống đây, và tao không hề xấu như suy nghĩ lúc này của mày bảo đâu. Không tin à? Thế là nó đập hết cái này hết cái nọ để lôi ra được một vẻ đẹp nào đó bên trong chúng ta, tìm ẩn nhưng vô cùng quý giá, nấp kỹ nhưng lại rất chói chang. Phản lực bảo là: đấy, thấy chưa, mày biết chụp ảnh đẹp, mày biết nấu ăn ngon, mày biết làm thơ, mày biết hôn, mày biết pha cafe, mày biết làm tình… đẹp thế còn gì. Phản lực bảo là: mày rất đẹp, rất tuyệt vời. Viết đến đây tự dưng thấy cảm động, ngày xưa cũng nhờ trầm cảm mà mình tìm đến Trong Suốt, tham gia vào nhóm trầm cảm, trưởng thành lên sau từng đợt stress rồi bỗng đến một ngày không còn sợ trầm cảm nữa. Nhìn lại thực sự thấy mọi thứ thật đẹp, mình đã có một hành trình đẹp và bản thân mình cũng rất đẹp.-Văn CátNhạc: Enrico Altavilla#trongsuot #tramcamlamotmonqua
4/1/2022 • 5 minutes, 40 seconds
16. Trầm cảm là một sự ban phước lớn trong cuộc đời (tự sự của bạn Hải Triều)
Mình bắt đầu trầm cảm từ năm 19 tuổi khi vào năm nhất Đại học với kỳ vọng quá nhiều vào bản thân phải trở nên tài giỏi, thành đạt, khao khát chứng tỏ bản thân. Mình stress nặng khi đang đi học rồi rơi vào mất ngủ trầm trọng, và tiến dần đến rối loạn lo âu loan tỏa và trầm cảm. Mình không thể ngủ được, 1 tháng thì chỉ có thể ngủ được vài ngày và phải dùng thuốc an thần, chống trầm cảm liên tục. Mình học xa nhà và dường như tự lo cho bản thân vừa duy trì việc học tại trường, vừa chăm sóc bản thân vừa gặp bác sĩ và điều trị bệnh. Lúc đó mình thực sự thấy cô độc, bế tắc trước cuộc sống. Muốn chấm dứt hết tất cả cũng giống như các bạn bây giờ nhưng lúc đó có một người đã từng trầm cảm rất nặng và khỏi bệnh. Chính anh là động lực giúp mình có niềm tin là còn hy vọng. Hành trình dài 7 năm với người bạn Mất ngủ, trầm cảm cho mình biết đỉnh cao của đau khổ, tuyệt vọng, bế tắt là như thế nào mà một vài từ ngữ cũng không thể nói hết được. Những cơn lo âu, mất ngủ, căng thẳng, bồn chồn, sợ hãi, những dòng suy nghĩ tiêu cực,... cuồn cuộn khiến mình không thể chịu nổi. Mình lúc đấy chỉ cầu nguyện một giây phút được bình an, làm ơn hãy tha cho tôi. Chặng đường đấy thực sự quá dài quá dài! Và sau 7 năm thì đến giờ mình đã được xem là thoát khỏi trầm cảm và quay lại được cuộc sống bình thường.*Mình thoát trầm cảm bằng cách nào?Mình là một trong số những người được may mắn được vào nhóm Trầm cảm Trong Suốt và được thực hành các phương pháp để mình không có vấn đề với trầm cảm. Không có vấn đề với trầm cảm chính là thoát khỏi trầm cảm. Có một bài mình rất ấn tượng và giải phóng mình rất cao đấy là:” Sứ mệnh của tôi là ngắm bầu trời”. Nếu đã có sứ mệnh Trầm cảm thì không thoát được và chính cái trầm cảm ấy cũng là phần hoàn hảo. Lúc đấy mình đã vô cùng xúc động và nhận ra đây là phần sứ mệnh tuyệt vời của mình. Mình không còn muốn đi tìm các phương pháp bên ngoài như Tây y, Đông y, … để chữa bệnh nữa (vì chặng đường 7 năm những điều cần làm để chữa bệnh đã cố gắng làm hết rồi nhưng đều thất bại). Nhưng chính từ khi chấp nhận phần sứ mệnh Trầm cảm và thực hành các phương pháp của nhóm Trầm cảm Trong Suốt mà dần dần đến nay mình đã thoát được Trầm cảm.Với mình thì đến giờ mình nhận ra quá nhiều sự “ban phước bí mật” dưới cái vỏ là bệnh trầm cảm. Mình nhận thức đúng đắn hơn về cuộc đời, biết mình cần gì, biết cái gì là quan trọng trong cuộc đời, ý thức về sự nhỏ bé, yếu đuối của con người và những giới hạn của khoa học, y học,… và điều quan trọng nhất là dẫn mình đến con đường tìm hạnh phúc vô điều kiện. Thật sự quá đỗi biết ơn Trầm cảm – sự ban phước quá đỗi lớn lao này!-Hài TriềuNhạc: Lesfm, Pixabay#trongsuot #tramcamlamotmonqua
3/30/2022 • 3 minutes, 51 seconds
15. Con khổ không phải vì trầm cảm, mà vì con từ chối trầm cảm
Các con hay cho rằng trầm cảm gây khổ cho con nhưng chính sự từ chối trầm cảm mới gây khổ cho con.Con khổ không phải vì điều đấy mà vì con từ chối trầm cảm đang ở đây. Hiểu sự thật thì không phải từ chối gì hết, không từ chối cũng không chấp nhận, không lấy cũng không bỏ. Con ở trạng thái mà ở đấy không có sự từ chối thì con mới hết khổ được. Ở đâu không có sự từ chối thì ở đó sẽ không có khổ. Con cần nhiều kinh nghiệm để thấy điều đấy.Nhưng không thể tự nhiên không từ chối được. Khi đau, một cách vô thức, tâm lý sẽ sinh ra sự từ chối ngay lập tức, không phải con cố tình từ chối cơn đau. Sự không từ chối không thể xảy ra theo kiểu tôi quyết tâm không từ chối được, mà nó đến từ hiểu biết chân thật.Hiểu biết chân thật sẽ dần dần giải quyết mọi loại từ chối. Con cần phải hiểu: NÓ LÀ CÁI GÌ? Và CON LÀ AI? Khi hiểu biết đó ngày càng trở nên sâu sắc thì sự từ chối tự động giảm bớt. Đấy là cách để hết khổ. Con chỉ cần hiểu sâu sắc hơn. Khi cái hiểu càng sâu sắc thì nó sẽ dần dần giải quyết tất cả các vấn đề cho con.- Trích buổi nói chuyện: "Ví thử đừng quên đơn giản ấy. Mọi thứ hiện ra rất tuyệt vời!", Hà Nội 20/02/2022Giọng đọc: Tuệ AnhNhạc: Zapsplat#trongsuot #tramcamlamotmonqua
3/28/2022 • 2 minutes, 29 seconds
14. Yêu thương chính mình theo kiểu mới
Một học trò trầm cảm (tên N) hỏi: “Thưa Sư phụ, hôm qua con gây gổ với bạn trai. Con cảm thấy bị tổn thương và thất vọng vì không được tôn trọng. Lý do là vì bạn ấy nhắn một câu làm con cảm thấy bị coi thường, kiểu như anh là trai tân mà lại đi yêu gái đã có một đời chồng như con. Con đã tập pháp nhưng không được. Con cảm thấy trong con có nhiều nỗi sợ mà con cũng không rõ. Con sợ việc mình có một đời chồng. Con thấy mình kém, lười, không cố gắng, không muốn sửa mà chỉ muốn chơi. Con chỉ ăn bám bố mẹ. Là người con gái nhưng con không chăm lo cho gia đình mà vứt con cho chồng nuôi v.v.. Xin Sư phụ cho con lời khuyên ạ.”Trong Suốt: Đầu tiên con cần hiểu. Hiểu để có thể yêu thương chính mình chứ không phải trách cứ chính mình nữa. Con cần học cách yêu thương bản thân mình. Chỉ thương thôi chứ không bắt nó phải thay đổi, không bắt nó phải hiểu biết, không bắt nó phải làm được bất cứ điều gì cả. Thương nó đã, đừng bảo nó là ngu và kém nữa. Cho phép nó được là nó thôi. Ngu thì ngu đi, kém thì kém đi. Chị thương em, chứ không phải em mà không nghe lời chị là chị sẽ mắng và không thương em nữa.Ở đây có ai sửa một việc mãi mà không được chưa? Con đã vùng vẫy, đã cố gắng bao nhiêu năm trời mà có sửa được không? Có thoát được không? Nếu con là người thứ ba nhìn vào thì con sẽ trách hay thương con? Thương đúng không? Nhưng mà con lại trách nó. Con muốn con khác đi: thông minh hơn, giỏi giang hơn, sửa được nhiều thứ hơn .v.v.. Nhưng điều đó không phải do con cố mà được, điều đó không phải do con quyết định.Con đã từng trải qua bao nhiêu năm tháng để cố sửa, cố biến mình thành một người khác rồi và kết quả có được không? Đủ duyên thì được, không đủ duyên thì không thể được. Đó là một cách nhìn nhưng lên một tầm cao hơn là: "Biết cho thì nó xảy ra, còn không cho thì nó không xảy ra". Vì mọi thứ là biểu diễn của Biết, không phải do con quyết định. Con không quyết được bất cứ thứ gì hết. 100% là do Biết biểu diễn nên con thông cảm cho con.Con yêu thương con bé N này vì nó quá khổ đi, nó không làm được gì cả, nó không quyết được gì cả. Con chấp nhận nó, thông cảm cho nó vì thế. Đấy là cách mà ngày xưa Sư phụ chấp nhận chính mình. Cách đó là cách chấp nhận tất cả mọi vấn đề của mình.Thay vì tập đủ cách để sửa mình, con chỉ cần yêu thương chính mình là xong, yêu thương một cách hiểu biết. Vì tôi hiểu là nó khổ nhưng nó có quyết được gì đâu, nó vặn vẹo như thế nhưng có được hay không không phải do nó quyết, mà là do Biết biểu diễn. Khi con thông cảm với con thì sự thông cảm với người khác sẽ tăng lên. Con sẽ thấy bạn ấy cũng không quyết được gì khi nói câu đấy. Bằng cách thông cảm được với con, con thông cảm được với cả thế giới.Con có thể hỏi: “Suy cho cùng con bé N này có lỗi gì?” Biết biểu diễn thì không còn tôi nữa. Tôi cũng chỉ là một biểu diễn của Biết mà thôi. Con cần một thời gian tập yêu thương chính mình là xong. Khi yêu chính mình thì con yêu cả thế giới vì với cách con yêu chính mình con nhìn thế giới cũng như vậy. Một cách tự nhiên con chấp nhận được bạn ấy nói như thế. Khi đấy con thấy mọi thứ đều rất OK....-Trích buổi nói chuyện: Yêu chính mình theo kiểu mới, HCM 04.01.2022Giọng đọc: Nguyên AnhNhạc: Peder B. Helland#trongsuot #tramcamlamotmonqua
3/25/2022 • 9 minutes, 57 seconds
13. Cơn nào rồi cũng qua
Nếu con quan sát đủ lâu thì con thấy mây nào rồi cũng tan. Làm gì có mây nào ở mãi trên bầu trời. Con thử nhìn bầu trời mà xem, có phải mây nào cũng tan không? Thậm chí mây có ở đấy từ sáu giờ sáng đến sáu giờ chiều không? Không có! Khi con quan sát đủ lâu thì con thấy mây nào rồi cũng tan.Trầm cảm cũng như vậy. Nếu con quan sát đủ lâu thì con thấy trầm cảm hay các cơn cảm xúc đến rồi đi. Các cơn cảm xúc, suy nghĩ đến đi không nằm trong trù định của con. Đầy lúc con không định nghĩ chuyện gì đấy, con không định có cảm xúc đấy mà nó vẫn đến, đúng không? Càng quan sát, con càng thấy rõ suy nghĩ tự đến tự đi, cảm xúc tự đến tự đi. Dần dần con phát triển lòng tự tin rằng: “Cơn trầm cảm nào rồi cũng tan!”.Ngày xưa, trầm cảm đến gây chuyện là con mất tự tin ngay, con bị cuốn vào suy nghĩ: “Đời mình đi về đâu, trời ơi! chết đến nơi rồi...” Bây giờ nó có đến bao nhiêu đi nữa thì con vẫn có thể bình tĩnh ngay giữa cơn trầm cảm. Vì con biết rằng cơn trầm cảm kiểu gì cũng sẽ tan. Nếu con phát triển khả năng biết lên, con không cần trầm cảm phải tan, kệ cho nó trầm cảm hết cỡ đi, vật vã hết cỡ đi. Con đã quan sát nó N lần rồi, nó tan hết mà, con có lòng tự tin dù ngay lúc đấy cơn trầm cảm chưa tan gì cả, cảm xúc còn tệ kinh khủng luôn nhưng trong con biết chắc rằng kiểu gì nó cũng tan.Đấy là một cái cọc để con bám, chỗ neo để cơn bão trầm cảm quá mạnh đến cũng không đẩy con đi được. Lúc đầu khi không gian biết của con còn yếu thì con bị cuốn cực mạnh vào suy nghĩ. Vì thế con phải có cái phao, cái neo để neo lại. Khi gió mạnh quá, con không nhớ ra sự thật được, thì con cần có chỗ để bám chặt vào. Đôi khi con cần sự tự tin này để không bị cuốn bay đi, rồi sau đó mới nhớ về sự thật được. Con tăng trưởng sự tự tin ấy lên, chỉ cần xây dựng sự tự tin: CƠN NÀO RỒI CŨNG QUA!- Trích buổi nói chuyện Tu dưỡng không gian Biết chứ không phải tu sửa" HN, 07.01.2020Giọng đọc: Tuệ AnhNhạc: Zapsplat#trongsuot #tramcamlamotmonqua
3/23/2022 • 4 minutes
12. Biết cái mình đang là - cách chiến thắng trầm cảm
BIẾT CÁI MÌNH ĐANG LÀ - CÁCH CHIẾN THẮNG TRẦM CẢMBây giờ mình sẽ ưu tiên việc biết cái mình đang là chứ không cần phải sửa cái mình đang là. Ví dụ đang bồn chồn, biết là đang bồn chồn, biết là đang có cảm giác bồn chồn. Con có thể đặt câu hỏi: “Mình đang cảm thấy thế nào?” để quay về việc biết mình đang là thế nào.Ví dụ hỏi: “Bây giờ mình cảm thấy thế nào?”, thì câu trả lời là đang rất bồn chồn, đang rất tức giận, đang rất khó chịu, đang rất muốn thoát ra khỏi cái này, đang rất muốn đập phá cái gì đó… Đấy chính là biết cái mình đang là!Bồn chồn biết là bồn chồn, không cần biết tại sao bồn chồn, còn tại sao bồn chồn lại là chuyện khác. Con biết cái mình đang là, nghĩa là con biết con đang bồn chồn, chứ không phải là biết tại sao mình bồn chồn, không cần! Còn tại sao bồn chồn là phải nghĩ mất rồi, phải nghĩ rất nhiều mới ra, có một tỷ lý do, có cả những lý do thời tiết nữa, sao con biết hết được? Lý do nào con nghĩ ra thì cũng chỉ là lý do tương đối thôi, hôm nay con nghĩ ra cái này, mai con nghĩ ra cái khác và không bao giờ nghĩ đủ, con chỉ nhớ được đời này, sao nhớ được đời trước, đúng không? Trong khi sự thật rõ ràng nhất là con đang bồn chồn, con biết rõ!Biết thì chẳng cần phải nghĩ, vì vậy các câu hỏi: “Tại sao mình bị thế này nhỉ, mình phải làm gì bây giờ nhỉ,…” là không cần thiết. Bồn chồn thì biết bồn chồn, bối rối biết bối rối, phân vân biết phân vân… Bình thường con chỉ biết cái mình muốn thế nào thôi chứ không biết cái mình đang là thế nào, lúc nào cũng chỉ biết mình muốn gì, nhưng không bao giờ biết mình đang là như thế nào cả. Bồn chồn chỉ biết mình muốn sửa cái gì đấy, biết mình muốn đi đâu đấy, nhưng lại không biết được là mình đang bồn chồn. Hoặc “Mình không biết nên làm gì nhỉ” chính là phân vân đấy, thay vì mình phải tập trung vào việc làm cái gì, thì mình biết là đang phân vân. Trước đây, khi băn khoăn thì con chỉ có một câu hỏi là “Làm gì đây?”, còn bây giờ, khi con băn khoăn, con biết thôi thì cái băn khoăn làm sao có sức mạnh uy hiếp được nữa. Con không nhất thiết phải làm gì cả, nếu năm phút sau vẫn băn khoản thì năm phút sau con vẫn biết. Cái này nhấn mạnh vào phần biết hơn chứ không phải là nhấn mạnh vào phần làm. Khi biết rồi thì con sẽ không cần phải làm gì, còn muốn đi làm thì cứ làm.Khi con biết, băn khoăn, phân vân chỉ là một cơn, làm gì có cái gì trên đời không phải một cơn. Bằng chứng là con rất nhiều lúc điên mà ngồi đây vẫn bình thường, nhiều giây phút trầm cảm ngồi đây vẫn bình thường, đúng không? Như vậy nó chỉ là một cơn thôi, nó không bao giờ là thứ gì mãi mãi cả........- Trích buổi nói chuyện "Biết cái mình đang là" 06.01.2019 HNGiọng đọc: Nguyên AnhNhạc: Lachm, Pixabay#trongsuot #tramcamlamotmonqua
3/21/2022 • 7 minutes, 30 seconds
11. Con trầm cảm hay đang xem bộ phim về trầm cảm?
CON TRẦM CẢM HAY ĐANG XEM BỘ PHIM VỀ TRẦM CẢM?Một học trò: Trước đây Sư phụ nói là bình thường mình sợ những cái mình không biết. Thì cái biết ở đây có phải là cái biết mà Sư phụ đang nói không ạ?Thầy Trong Suốt: Hôm nay Sư phụ nói với các con về Biết. Cái biết thông thường là có nội dung mình biết, có nội dung mình không biết, không lường trước được, không hiểu nội dung đấy là cái gì. Ví dụ: Con không biết ngày mai xảy ra chuyện gì, con không biết tại sao mình đang sợ, con không biết nếu sống tiếp thì sẽ xảy ra đau khổ nào thêm nữa, con không biết đây là cảm giác cụ thể gì…Còn cái Biết Sư phụ đang nói khác với cái biết thông thường, hiểu thì cũng Biết, mà không hiểu thì cũng Biết. Khi con vào căn phòng, con cảm thấy sợ thì con biết con đang sợ. Khi con ngồi đây và con không sợ thì con biết là con đang không sợ. Cái Biết đấy mới là cái làm con thực sự tự tin được.Trong tiếng Việt, từ "biết" bị trùng với từ "hiểu". Ví dụ: Con biết bây giờ là mấy giờ không? "Biết" ở đây không phải là Biết, mà là hiểu rằng bây giờ là mấy giờ, nghĩ ra bây giờ là mấy giờ. Còn cái Biết mà Sư phụ nói thì lúc nào cũng ở đây.Không phải lúc nào con cũng biết bây giờ là mấy giờ, không phải lúc nào con cũng biết thân thể này cần vitamin nào để sống, không phải lúc nào con cũng biết phải làm gì để thoát ra khỏi sự khó chịu,... nhưng con luôn biết thân thể cảm thấy thế nào, con đang có suy nghĩ gì, và cảm xúc của con ra sao. Lúc đó, con hãy đặt câu hỏi đơn giản: "Đang có suy nghĩ gì?" hay "Mình đang nghĩ gì?".Nghe thì phức tạp, nhưng trong cuộc sống, mọi người vẫn thường hỏi: "Bạn đang nghĩ gì?, "Bạn cảm thấy thế nào?", đúng không?Ví dụ: Con đang muốn tự tử, thay vì hỏi: "Tự tử thế nào nhỉ?" thì con hỏi "Mình đang nghĩ gì nhỉ?". Lập tức xuất hiện các phương án tự tử và các cảm giác. Con không phải làm gì để hết cảm giác muốn tự tử. Không! Không thèm luôn! Con không thèm hết cảm giác muốn tự tử luôn!Thật ra là suy nghĩ muốn tự tử vẫn còn, nhưng không sao cả. Suy nghĩ đến để mình biết thôi. Con biết suy nghĩ "muốn tự tử" 1, suy nghĩ "muốn tự tử" 2,... thì con còn sợ gì nữa?Con sẽ ngồi đếm như đếm cừu ấy:"Muốn tự tử" 1, xong, vào chuồng đi."Muốn tự tử" 2, xong, vào chuồng đi."Phương án treo cổ" 1, 2, 3...: xong, vào chuồng đi.Đảm bảo là con hết muốn tự tử luôn!Trông thì cứ tưởng con đang muốn tự tử, nhưng không ai biết là con đang xem một bộ phim chiếu các phương án tự tự. Trông thì tưởng con trầm cảm, nhưng không ai biết con đang xem bộ phim trầm cảm là gì. Trông thì tưởng tay con đang run cầm cập, nhưng không ai biết con đang xem bộ phim về tay run cầm cập.Biết là một điều rất kỳ diệu. Trước đây, con phải làm rất nhiều thứ để vượt qua mọi vấn đề. Bây giờ, con không làm gì cả mà con vượt qua mọi vấn đề trên đời này.- Trích buổi nói chuyện "Biết cái mình đang là" HN 06.01.2019Giọng đọc: Thuỳ AnhNhạc: Lesfm, Pixabay#trongsuot #tramcamlamotmonqua
3/18/2022 • 6 minutes, 12 seconds
10. Trầm cảm là một món quà
TRẦM CẢM LÀ MỘT MÓN QUÀHoàn cảnh của các con vẫn còn tốt hơn so với rất nhiều người khác vì các con vẫn còn nhận thức được, vẫn còn đủ sức khỏe, đủ sinh mạng, đủ tiền để ăn ba bữa một ngày. Thế là đã quá tốt rồi. Hơn nữa, các con còn gặp được con đường giải thoát, gặp được sư phụ.Nếu so với những người giàu có mà không có con đường đến với Pháp, hoàn cảnh của các con vẫn còn tốt hơn. Ở ngoài kia còn rất nhiều người khổ mà họ không có con đường nào hết, dù họ giàu có nhưng họ không có con đường thoát khổ nào hết, đó mới là khổ thực sự.Cái khổ mà dẫn con đến với Pháp, với sự giác ngộ là cái khổ rất đẹp. Một lúc nào đó nhìn lại con sẽ thấy nó thật tuyệt vời. Đó là một sự may mắn, là một sự ban phước bí mật.Hơn nữa, đó là nguyên liệu để giúp con tăng trưởng chứng ngộ. Thay vì cố gắng tìm cách đẩy những cảm xúc này đi, hãy thực hành pháp để nhận ra Sự thật. Với thái độ thưởng thức cả những cảm xúc tiêu cực, giống như là bầu trời rộng lớn ôm trọn cả những cơn mưa sao băng, con biết rõ rằng sự xuất hiện của chúng không làm hại được con, cũng như những cơn mưa sao băng không làm hại được bầu trời rộng lớn, mà ngược lại, nó sẽ giúp con làm tăng trưởng sự nhận biết Chân Như. Nó sẽ làm con ngày càng tự tin để an yên là chính con - sự nhận biết vốn sẵn có - và hạnh phúc tận hưởng màn trình diễn kể cả trong những hoàn cảnh khó khăn.Bây giờ con chưa nhận ra thì hãy tin là như vậy. Hãy tin sự trầm cảm này là một món quà, là một sự ban phước bí mật. Nó là một sự ban phước để dẫn con đến với Pháp, dẫn con đến với niềm hạnh phúc chân chính.- Trích: buổi nói chuyện với các bạn trầm cảm ngày 20.04.2019 tại Hà NộiGiọng đọc: Nguyên AnhNhạc: Lesfm, Pixabay#trongsuot #tramcamlamotmonqua
3/16/2022 • 3 minutes, 23 seconds
09. Vì sao trầm cảm lại dẫn đến giác ngộ?
VÌ SAO TRẦM CẢM LẠI DẪN ĐẾN GIÁC NGỘ?Trước khi ở đỉnh cao của trầm cảm, con vẫn tin con làm gì đó được với suy nghĩ. Con không thấy nó tự đến tự đi, vì con vẫn tin con làm nó đến, và con làm nó đi.Khi con ở đỉnh cao của trầm cảm, con thấy con không làm gì nổi luôn. Những người ở đỉnh cao trầm cảm thì có làm gì được suy nghĩ đâu. Lúc đấy nếu con nhờ thầy chỉ cho hoặc có những người rất may mắn, do đời trước họ tu hành rồi, nên không cần phải có thầy họ cũng nhận ra rằng: “ Ô! hóa ra từ nãy đến giờ suy nghĩ tự đến tự đi, không điều khiển được cái gì cả.” Những người đấy thường phải rất nhiều đời đã tu hành, họ có những sứ mệnh riêng, đến đây để cứu người, thì họ sẽ tự nhận ra điều đấy. Còn thông thường thì có một người thầy chỉ cho.Vì sao đỉnh cao của trầm cảm lại là đỉnh cao sẵn sàng cho giác ngộ?Lúc con đang trầm cảm, con vẫn có thể nghĩ rằng mình tạo ra suy nghĩ này, rồi mình sẽ làm nó đi được. Nhưng khi đến đỉnh cao rồi, suy nghĩ chạy như điên, vật qua vật lại, con không làm gì nổi thì con mới thấy: ôi chuẩn rồi, hóa ra suy nghĩ tự đến tự đi. Hóa ra từ xưa đến nay mình không tạo ra suy nghĩ và mình cũng không làm nó biến mất. Nó đến rồi nó đi, tự đến tự đi, thế thì còn vấn đề gì nữa không?Chính cái việc mình tin mình làm ra nó, mình tin mình sẽ chống lại nó được thì mình mới đau khổ chứ. Đúng không? Các con khổ vì không ép được suy nghĩ theo ý mình, chứ không phải khổ vì suy nghĩ ấy đâu.Nếu bây giờ trong đầu con hiện ra suy nghĩ, “cho con ăn cứt” có khổ không? Không khổ. Nhưng, suy nghĩ này mày đừng có hiện ra nữa, khổ không? Đang phóng sinh tự nhiên hiện ra hình ảnh ôm người yêu. Ôi dồi ôi, đang phóng sinh mà lại thế này (mọi người cười). Khổ không phải vì cái suy nghĩ ôm người yêu, đấy là sướng chứ đúng không? Khổ vì sao? Mày phải chết, cái suy nghĩ đấy mày phải biến mất, đúng chưa?Khổ vì cái suy nghĩ chống lại, chứ không phải cái suy nghĩ kia. Nếu con nhận ra nó tự đến tự đi thì không cảm thấy phải chống lại nữa.Xong! Cứ đến đi, con giống như không gian của Biết. Gió thổi thoải mái đi. Bầu trời có sợ gió không? Không!Các con muốn biết mà không bị cuốn theo, thì phải thấy suy nghĩ tự đến rồi tự đi, đấy là bí kíp để tập môn Biết này. Bí kíp rất căn bản để không bị cuốn theo suy nghĩ, cảm xúc là thực hành pháp Biết và chứng kiến trực tiếp suy nghĩ, cảm xúc, tự đến rồi tự đi không để lại dấu vết gì trong không gian của Biết.Nếu con thực hành được như thế thì dần dần suy nghĩ cảm xúc yếu dần đi.Có đúng nó tự đến tự đi trong không gian của Biết không?Trong không gian của Biết thì nó tự đến tự đi. Nó đi sạch luôn, không để lại dấu vết gì. Đúng không? Đi sạch! Tự đến rồi tự đi sạch, không để lại dấu vết gì. ĐI SẠCH....- Trích "Vòng xoáy trầm cảm và cách tập biết" HN 21.12.2020Giọng đọc: Thuỳ AnhNhạc: Lesfm, Pixabay#trongsuot #tramcamlamotmonqua
3/14/2022 • 6 minutes, 28 seconds
08. Bản chất của trầm cảm và Cách thoát khỏi vòng xoáy trầm cảm
BẢN CHẤT CỦA TRẦM CẢM VÀ CÁCH THOÁT KHỎI VÒNG XOÁY TRẦM CẢMThời đại này rất dễ trầm cảm vì con người có ảo giác là kiểm soát được thế giới này quá mạnh. Ảo giác kiểm soát được thế giới và thêm sức ép của xung quanh, có quá nhiều chuẩn mực, quá nhiều cái phải thế này, phải thế kia, nên dần dần mình tạo thói quen mới là ép chính mình. Có người ép về mặt bên ngoài: ép mình phải lấy được chồng, ép mình kiếm được tiền… Có người ép bên trong: mình phải khôn ngoan, phải sáng suốt, phải tử tế, phải thông cảm hơn…Khi ép mình cái gì đó, mình không làm được thì thấy mình bất lực, yếu kém, dốt nát, ngu muội… Suy cho cùng con ép mình làm điều gì đấy mà không thành công thì con sẽ cảm thấy bất lực. Khi bất lực, con đổ lỗi ngay cho mình: “Lỗi của mình, mình kém, mình dốt, mình không làm được thì mình mới thế chứ. Đầy người làm được sao mình không làm được…” Trách cứ đủ lâu thì thành trầm cảm thôi mà!Con ép mình không được thì đổ lỗi cho mình, đổ lỗi xong rồi trách cứ chính mình, xong rồi thấy mình không còn giá trị gì cả. Cái vòng luẩn quẩn như thế một thời gian sau, nếu con thấy mình không làm được gì, con sẽ thấy mình không xứng đáng, thậm chí là không xứng đáng sống luôn.Người bình thường có một tư duy thông thường, mạch lạc thì thoát trầm cảm không khó lắm bởi vì họ chỉ cần nhận ra cái vòng ép mình không được rồi đổ lỗi cho chính mình… là vô lý thôi. Chỉ với các con thì không phải lúc nào cũng nghĩ thông suốt được. Con đã bị trầm cảm đủ lâu rồi, con bắt đầu không bình thường nữa bằng cách là con không nghĩ được mạch lạc. Với con, cái vòng luẩn quẩn nó vẫn thế: Ép mình phải làm điều gì đó, xong không được thì đổ lỗi cho mình, đổ lỗi xong rồi trách cứ chính mình, xong rồi thấy mình không còn giá trị gì cả, không đáng sống, không đáng tồn tại, không xứng đáng… Xong rồi làm những chuyện điên rồ.Cách thoát khỏi vòng xoáy trầm cảm – là thấy tiến trình ép mình không được thì đổ lỗi cho mình, xong ép mình tiếp, xong lại không được… tiến trình này là sai rồi vì rất nhiều cái vô lý ở đấy. Cái sai đầu tiên là ép một việc gì đấy phải xảy ra theo ý mình. Cái sai thứ hai là nếu nếu nó không xảy ra thì lại trách cứ chính mình. Một việc trên đời nếu không xảy ra là do vô vàn nhân duyên khác nhau, đúng không? Tại sao nếu nó không xảy ra thì có nghĩa là con kém, con dốt, con không xứng đáng… Thật vô lý nhưng mà bên trong các con đã xảy ra tiến trình đấy mất rồi.Vì vậy, vòng luẩn quẩn đấy phải cắt, phải gãy ở đâu đấy. Nó phải gãy đâu đấy trong tiến trình này, gãy xong thì hết trầm cảm. Ví dụ con có thể cắt ngay từ gốc là không ép mình nữa thì hết trầm cảm. Hay là ép mình không thành công nhưng không đổ lỗi cho mình nữa thì hết trầm cảm. Ép mình đã là vô lý rồi, nhưng không được lại đổ lỗi cho mình là một loại vô lý khác, vì có ti tỉ các lý do khác nhau để không thành công. … - Trích buổi nói chuyện "Vòng xoáy trầm cảm và cách tập biết", HN 21.12.2020Giọng đọc: Nguyên Anh#trongsuot #tramcamlamotmonqua
3/11/2022 • 6 minutes, 53 seconds
07. Thơ - Con là không gian ngập tràn Nhận Biết (tác giả Bá Lành)
Con sẽ chẳng bao giờ hết vấn đềNhư không gian không bao giờ hết gióLà thân tâm vấn đề luôn luôn cóKhông khổ thân thì cũng khổ tâmDòng thác nghiệp cứ thế đổ ầm ầmKhổ đau đến không thể nào ngăn nổiChỉ một điều con có thể thay đổi Chuyện xảy ra, lúc đấy, con là ai?Con là người gánh vấn đề trên vaiyếu đuối, mong manh sẵn sàng đau khổHay con là không gian Biết rộng mởĐón nhận mọi điều mà tuyệt đối tự doBao suy nghĩ cảm xúc đến giày vòChỉ như gió giật trong không gian BiếtChỉ như sóng cuộn trào trên mặt biểnHiện rồi tan mà Biết chẳng vấn đề gìCon nhận ra sự thật diệu kỳCon không phải thân tâm này sinh diệtCon là không gian ngập tràn Nhận BiếtCả thế giới này sinh diệt trong CON--Bá LànhCảm hứng từ bài nói chuyện "Con là không gian ngập tràn Nhận Biết" của Trong SuốtGiọng đọc: Nguyên Anh#trongsuot #tramcamlamotmonqua
3/9/2022 • 2 minutes, 22 seconds
06. Cuộc đời con chính là phần thưởng của con
CUỘC ĐỜI CON CHÍNH LÀ PHẦN THƯỞNG CỦA CON Một học trò trầm cảm đã lâu năm tâm sự với Trong Suốt:“Con thấy cuộc đời con luôn như là một hình phạt. Từ khi lớn, con luôn bị hành hạ bởi những cảm xúc buồn nản từ những cuộc tình và công việc không thành. Con dần dần trở nên chán ghét bản thân mình và cuộc đời. Làm sao con có thể hiểu được những điều đó và sống tiếp vui vẻ tới sự giác ngộ trong tương lai?”Trong Suốt trả lời người học trò buồn rầu:Dù con có thể chưa nhận ra điều này, nhưng sự thật là: Cuộc đời con, tất cả các kinh nghiệm và cảm xúc, chính là phần thưởng của con. Có người khao khát giác ngộ, có người khao khát một tình yêu, có người khao khát nhiều thứ khác. Nhưng đối với Biết thì nó thưởng thức cả cuộc đời, từ lúc cha sinh mẹ đẻ, đến lúc chết đi.Con càng trưởng thành về tâm linh thì con càng nhận ra điều này: "Không có con đường đến hạnh phúc, hạnh phúc chính là con đường", là cách nói khác của Đức Phật. Không phải sự Giác ngộ trong tương lai là phần thưởng của con mà chính cuộc đời này là phần thưởng của con. Những thứ con đã trải qua, đang trải qua và sẽ trải qua là phần thưởng của con. Và tất cả các con đang trên con đường tận hưởng cái phần thưởng đấy, nhưng các con biết hoặc không biết mà thôi. Nếu không biết thì con chỉ mong chờ một tương lai nào đó, hoặc nghĩ rằng cuộc đời này là phần phạt.Nhưng khi nói "cuộc đời của con chính là phần thưởng của con" thì con không thể là người này được. Người này thì khổ chứ sao là phần thưởng được? Khi con nhận ra con chính là Biết đang xem cuộc đời này, thì nó mới luôn là phần thưởng. Lúc đấy, cuộc đời con có bao nhiêu drama thì phần thưởng bấy nhiêu. Khác nhau là ở cách nhìn về phần thưởng mà thôi. Phần thưởng vẫn diễn ra theo kiểu của nó và không thể cưỡng lại được. Nhưng cách nhìn của con tạo ra việc thưởng thức nó hay đang chịu đựng nó.Sự bám luyến, đau khổ, đấu tranh nội tâm... là một phần thưởng. Một lúc nhất định, khi nhìn lại, con sẽ thấy nó là phần thưởng. Đứa bé nhìn cuộc đời như một phần thưởng: nhìn mọi thứ bằng con mắt rất trong sáng, tận hưởng cả mọi sai lầm của chính mình. Đứa bé chưa đến đoạn tự trách chính mình như các con. Tất cả các con đều đang tận hưởng phần thưởng của mình dù phần thưởng đó là gì đi nữa.Trích: "Cảm giác rất thật nhưng cái nó nói thì không thật", Sài Gòn 01/01/2022Giọng đọc: Huệ Phong#trongsuot #tramcamlamotmonqua
3/6/2022 • 5 minutes, 27 seconds
05. Quyền được trầm cảm (tâm sự của bạn Lê Mạnh Tấn)
Quyền được trầm cảmMột người gần 30 tuổi như mình, một người từng vui vẻ; chia sẻ, động viên những đứa em về những vấn đề gặp phải trong cuộc sống mà lại có ngày bị trầm cảm, phải thừa nhận với đứa em của mình là mình cảm thấy yếu kém và bất lực trong cuộc sống". Đó là suy nghĩ luôn đeo bám tôi vào thời gian tôi bị trầm cảm năm 2018. Trải qua 4 tháng bị trầm cảm, một ngày nọ, bên trong tôi cảm thấy đã đến lúc trở lại với cuộc sống. Tôi tìm được một công việc và bắt đầu lại cuộc sống của mình. Sau này, khi tôi nghe một người nói chuyện với những bạn trầm cảm, tôi nhận ra phần nào lý do khi xưa đã giúp tôi quay lại với cuộc sống bình thường. Đó là tôi cho phép và chấp nhận mình bị trầm cảm, hay nói cách khác tôi được quyền trầm cảm. Khi tôi nói với người em về việc tôi cảm thấy bế tắc với cuộc sống, mọi thứ ở thế giới bên ngoài với tôi đều xấu xa. Nghĩa là tôi nhìn nhận được vấn đề là mình bị trầm cảm và cho phép mình nói tình trạng của mình cho người khác. Tôi chấp nhận hình tượng của mình trong lòng người khác tuột dốc từ một người đàn ông 27 tuổi, vui vẻ, tích cực xuống một con người bế tắc, co rúm một cách tội nghiệp trong cuộc sống. Một việc chằng ai muốn và chẳng muốn ai biết. Tôi cho phép mình được trầm cảm để tôi được bên cạnh tôi. Khi có phần nào sự chấp nhận đó, tôi bớt phải mất năng lượng tiêu cực cho việc chống lại thực tại rõ ràng là tôi đang bị trầm cảm. Với sự chấp nhận đó, cuộc sống của một người trầm cảm như tôi vẫn là ở trong nhà, ăn rồi ngủ, nhưng mức độ chống đối với việc trầm cảm dần bớt lại. Ngày qua ngày, bên trong tôi dần ổn hơn và đến một ngày, tôi đã bước ra trở lại với cuộc sống và giờ đây ngồi viết những dòng chia sẻ này đến mọi người. Và khi viết những dòng này, tôi cũng mong muốn người thân của những người trầm cảm, hãy cho họ cái quyền được trầm cảm, để quá trình chấp nhận mình của những người trầm cảm được thuận lợi và dễ dàng hơn. Mong những điều tốt đẹp luôn đến với mọi người.Người chia sẻ: Lê Mạnh Tấn - Nha Trang#trongsuot #tramcamlamotmonqua
3/6/2022 • 3 minutes, 50 seconds
04. Thừa nhận - Bước đầu tiên để vượt qua trầm cảm
THỪA NHẬN - BƯỚC ĐẦU TIÊN ĐỂ VƯỢT QUA TRẦM CẢMTrầm cảm đến từ việc con thấy mình bất lực. Khi mà con cảm thấy bất lực, đầu tiên con phải hiểu: Tại sao con lại thấy bất lực? Tất cả cảm giác bất lực đều đến từ việc con muốn trở thành một cái gì đó khác cái con đang là. Ví dụ: con đang buồn nhưng lại muốn mình phải vui, phải tươi tỉnh lên; đang bệnh lại muốn mình phải hết bệnh, v.v.. Vì vậy, đầu tiên con đang là thế nào thì hãy “là” như thế đi. Trong mắt Sư phụ thì việc các con thần kinh hay trầm cảm đều không vấn đề gì hết. Nó đúng hoàn toàn với sự thật, không sai tý nào cả. Vì vậy, vì sao con lại phải chống lại?Việc các con bị trầm cảm là hoàn toàn đúng với sự thật. Nên các con trầm cảm, các con điên rồ, các con hoảng loạn, các con cảm thấy mình không đáng sống nữa… hoàn toàn đúng đắn và hoàn hảo. Nên Sư phụ vẫn để các con được là chính mình, với hai yêu cầu: một là không được tự tử, hai là tiếp tục tìm hiểu sư thật vì nếu các con không hiểu sự thật thì theo thói quen các con sẽ không chấp nhận được mình như thế. Khi con không dám sống đúng với cái con đang là, con cứ chống lại nó thì đời con mãi mãi là một kẻ bất thường. Khi con thừa nhận được là mình đang buồn, và nỗi buồn này hoàn toàn đúng với sự thật, đúng với nhân quả, con không thể làm gì được, con chấp nhận việc mình có thể bị thế đến cuối đời, thì từ từ con lại bình thường. Còn con chống lại chỉ có tăng bệnh thêm thôi. Nên bước đầu tiên là thừa nhận đã. Đây là bước quan trọng con cần vượt qua vì các con đầu tiên thường là không thừa nhận. Vì không thừa nhận nên lúc nào cũng đánh nhau, lúc nào cũng không muốn cái “đang là” của mình, muốn biến thành cái “phải là” khác. Tất cả bệnh của các con đều đến từ đấy hết. Còn vì sao con đang là như vậy? Nhân quả! Vì sao đang yên đang lành con lại bị trầm cảm? Nhân quả! Đừng nghĩ nhiều hơn vội, việc đầu tiên của con là chấp nhận đã, thừa nhận đã, thừa nhận là con đang là như vậy!- Trích buổi nói chuyện với lớp Trầm cảm 20.04.2019 tại Hà NộiGiọng đọc: Thuỳ Anh#trongsuot #tramcamlamotmonqua
3/6/2022 • 4 minutes, 51 seconds
03. Tự do với cảm xúc
TỰ DO VỚI CẢM XÚCSuy cho cùng cái đe dọa cuộc đời con nhất là cảm xúc. Con bị ảnh hưởng mạnh nhất và sợ nhất là cảm xúc. Dù con biết chẳng sao đâu nhưng cảm xúc đấy làm con sợ. Ví dụ: khi xem phim ma con biết thừa là không có ai ở đó nhưng con vẫn sợ. Con sợ vì nó gây ra cảm xúc mà con không thích chứ ai cũng biết làm gì có ma ở đấy. Nên tự do lớn nhất là tự do với cảm xúc.Khi cảm xúc nổi lên mà con biết là: nó nổi lên trong Biết rồi tan vào Biết, thật ra chẳng có vấn đề gì cả, những điều nó nói không có thật thì con tự do khỏi nó. Khi con biết sự thật càng nhiều thì sự giải thoát của con càng mạnh.Tự do với cảm xúc không có nghĩa là không có cảm xúc mà sẵn sàng cho phép mọi cảm xúc được xuất hiện. Đó là niềm hạnh phúc của sự tự do. Cuối cùng, nếu con là nô lệ của cảm xúc thì khổ lắm. Tự do với cảm xúc là thứ các con luôn khao khát. Cảm giác sợ nổi lên thì có sao đâu, cảm giác buồn cũng chẳng sao cả. Nó hiện ra trong Biết và tan vào Biết. Nó không gây chuyện gì cả.Trích: buổi nói chuyện "Cảm giác rất thật nhưng cái nó nói thì không thật", Sài Gòn 01/01/2022.Giọng đọc: Thuỳ Dương#trongsuot #tramcamlamotmonqua
3/5/2022 • 2 minutes, 31 seconds
02. Tu sửa và tu dưỡng – Con đường giải thoát của người trầm cảm
Các con bị “ném” vào cuộc đời và phải ganh đua, nhưng rất may đó chỉ là một trong những cách tồn tại ở thế giới này thôi. Nhiều người không ganh đua vẫn sống bình thường. Đấy là sự thật! Tất nhiên, cái bình thường của họ có thể không giống bình thường theo chuẩn xã hội. Ganh đua chỉ tốt khi mà người ta có niềm vui làm điều đó thôi. Những ai có niềm vui khi ganh đua thì đó là việc của họ, tốt với họ, Nhưng nếu con tu theo kiểu phải cố gắng rất nhiều, các con sẽ phải ganh đua, không sớm thì muộn. Cách này không có gì sai hết, chỉ không hợp với những người trầm cảm thôi.Tu có 2 nghĩa: Một là, tu sửa kiểu như trung tu, đại tu, sửa to, sửa nhỏ. Hai là, con nuôi dưỡng, trồng trọt một cái gì đó, gọi là tu dưỡng. Con trồng trọt phẩm chất tốt, trồng trọt những cái đúng đắn. Với những người trầm cảm, sư phụ sẽ dạy kiểu tu dưỡng. Thay vì yêu cầu các con sửa, sư phụ giúp con nuôi dưỡng một cái đúng bên trong các con.Vậy con cần nuôi dưỡng gì? Con nuôi dưỡng một khả năng đặc biệt bên trong chính con - đó là khả năng biết mọi thứ. Mình nuôi dưỡng một thứ đúng đắn là khả năng biết. Mục tiêu của nhóm tu sửa là sửa. Mục tiêu của nhóm tu dưỡng là nuôi khả năng biết. Khả năng biết này không cần phải sửa gì hết. Con đang vui vẻ - nó biết sự vui vẻ, nó không cần sửa sự vui vẻ, nó vẫn biết, đúng không? Con đang buồn - nó biết cái buồn như vậy, không cần sửa cái buồn. Theo các con vì sao? Mình đang buồn - mình có biết mình đang buồn không, hay phải sửa buồn thành vui hoặc tối thiểu là bình thường rồi mình mới biết?Đấy, Biết có cái hay ở chỗ: Nó không đòi hỏi phải sửa gì cả, nó chỉ cần con biết thôi, rất đơn giản - Đấy là tu dưỡng. Khi con làm quen, làm nhiều lần, nhiều năm, dần dần một sự kỳ diệu sẽ xảy ra, đó là con không cần phải sửa nữa mà con vẫn ổn.Con đường tu sửa là gì? Con đang bất ổn mà muốn ổn thì con phải sửa. Sửa xong thấy bình thường, không buồn nữa, đúng không? Nhưng khả năng biết kỳ diệu ở chỗ nào? Con không cần sửa mà vẫn ổn. Ở đây ai thực hành rồi sẽ thấy. Nhiều khi buồn chỉ biết là buồn thôi – thế là đủ, đúng không? Kỳ diệu của nó là không đòi hỏi phải sửa mới ổn, mà biết là ổn rồi. Biết cái bất ổn - bản thân nó chính là ổn.Khi con làm như vậy, dần dần bên trong con bắt đầu có một cái không gian gọi là Không gian của Biết. Trong không gian ấy, dù bão giông xảy ra, nó vẫn không sao cả. Con nuôi dưỡng Không gian của Biết đủ lâu thì nó sẽ ngày càng vững vàng lên, nó bắt đầu không suy chuyển dù buồn, dù khó chịu, dù bực bội xảy đến. Giống như mặt gương, khi có một cơn bão hiện ra, mặt gương không bị sao cả, có đúng không? Nếu con tự trách chính mình, thậm chí trách chính mình gấp 100 lần đi nữa, con chỉ cần biết đang tự trách chính mình thôi. Cái Biết đấy không hề bị suy chuyển. Đấy là cái mà các con cần tu dưỡng, các con cần nuôi dưỡng....Trích buổi nói chuyện: “Tu dường không gian Biết chứ không phải tu sửa” HN 01.07.2020Giọng đọc: Thuỳ Anh#trongsuot #tramcamlamotmonqua
3/4/2022 • 18 minutes, 3 seconds
01. Con là không gian ngập tràn sự Nhận Biết
CON LÀ KHÔNG GIAN NGẬP TRÀN SỰ NHẬN BIẾTKhi con biết suy nghĩ xảy ra thì con không phải là ai khác ngoài cái không gian nơi nó xảy ra, chứ con không phải là người tạo ra suy nghĩ. Con tưởng mình là người tạo ra và chịu đựng đống suy nghĩ, cảm xúc đấy và con khổ từ giờ đến cuối đời.Khi nào con thoát khổ?Khi con không phải là người chịu.Con không phải là người tạo ra suy nghĩ, không chịu đựng suy nghĩ. Con chỉ là nơi suy nghĩ đến và đi – như không gian biết có gió đến và gió đi. Đến rồi sẽ đi – hết.Con vẫn Biết, dù cơn điên – cơn tỉnh, suy nghĩ tích cực – tiêu cực xảy ra. Như không gian luôn biết cái gì xảy ra bên trong nó, con muốn biết, biết ngay. Con chỉ là không gian nơi suy nghĩ đến và đi. Khi đó con hoàn toàn hết khổ, hết trầm cảm, hết vô minh.Con chẳng bao giờ hết vấn đề giống như không gian không bao giờ hết gió. Vấn đề không phải do con tạo ra mà vấn đề là do nhân quả. Giống như một cơn lũ ập đến không bao giờ chặn được. Chỉ có khi vấn đề đến, thì con là nhân vật xấu số chịu đựng nó hay con là không gian nơi điều ấy xảy ra?Nếu con không biết thì con tin con là người chịu đựng. Nếu con biết thì con là không gian nơi điều ấy xảy ra. Không gian có một vai trò duy nhất là Biết.Khi con càng biết suy nghĩ thì con càng có cảm giác con là cái không gian nơi nó xảy ra, như gió thổi qua thổi lại. Nhưng con không bao giờ bị hại bởi nó cả.Con sẽ có một thái độ mới với suy nghĩ. Con chẳng sợ. Trước đây con sợ và muốn tìm cách tiêu diệt nó. Còn bây giờ con hiểu suy nghĩ đến và đi do nhân quả. Còn con là cái không gian thì làm sao bị ảnh hưởng được.Ai đó mắng con, con rất buồn, tổn thương – Hỏi điều gì xảy ra?Không gian biết rằng trong nó có một suy nghĩ ” tôi bị tổn thương”. Liệu không gian có bị tổn thương không?Cảm xúc hay suy nghĩ thì đều hiện ra trong không gian, rồi tan vào không gian. Suy nghĩ không thể gây ảnh hưởng gì đến không gian. Con là không gian ngập tràn sự Nhận Biết!Đời con đã chịu bao chấn động, bao mũi tên hòn đạn rồi, nhưng giờ ngồi đây tâm hồn con có sao không? Hay vẫn sáng tỏ bình thường? Cái không gian nơi các suy nghĩ đau khổ, tổn thương … xảy ra có sao không? Các suy nghĩ thay đổi, nhưng cái không gian nơi nó xảy ra vẫn thế!Nội dung trong không gian thay đổi, nhưng không gian chứa nội dung thì có thay đổi không? Căn phòng có thể bài trí khác, nhưng không gian chứa căn phòng có đổi không? Không gian 1 tỷ năm trước chứa khủng long và không gian bây giờ chứa con người có đổi không?Biết dần dần gợi cho con kinh nghiệm con là không gian. Việc của con chỉ cần là Biết.---Ghi chép từ Buổi nói chuyện với 9 bạn trầm cảm tại Hà Nội - 7/2019.Giọng đọc: Huệ Phong#trongsuot #tramcamlamotmonqua